TP. Cần Thơ: Phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản 9 năm
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ đã phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhân 35 tuổi bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản 9 năm.
Bệnh nhân H. T. Y. Ng. được các bác sỹ khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viên Đa khoa TP. Cần Thơ điều trị bằng phẫu thuật nội soi, hiện sức khỏe ổn định và xuất viện về nhà.
Theo đó, bệnh nhân H. T. Y. Ng. (35 tuổi) ngụ phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản 9 năm. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ điều trị bằng phẫu thuật nội soi. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân Ng. sức khỏe ổn định và được xuất viện chiều 20/7.
Theo BSCKII. La Văn Phú - Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ cho biết: “Bệnh nhân H. T. Y. Ng. bị bệnh trào ngược dạ dày, thực quản đã hơn 9 năm, đã điều trị rất nhiều nơi, nhiều loại thuốc trong một thời gian dài, lúc đầu có đỡ nhưng thời gian gần đây chẳng những uống thuốc triệu chứng không giảm mà có dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Sau một thời gian dài tìm hiểu, biết được Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ đã phẫu thuật điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản cho một số bệnh nhân có kết quả tốt nên đã đến khám và điều trị”.
Qua tìm hiểu bệnh sử, xem các loại thuốc bệnh nhân đã dùng, khám lâm sàng, nội soi thực quản - dạ dày và làm một số xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản không đáp ứng với điều trị nội khoa và chỉ định phẫu thuật nội soi xếp nếp đáy vị kiểu Nissen. Sau khi mổ tình trạng trào ngược giảm, sức khỏe ổn định và ăn uống bình thường.
BSCKII. La Văn Phú cho biết thêm, khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ triển khai điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản bằng phẫu thuật nội soi từ đầu năm 2018 đến nay, đã phẫu thuật cho khá nhiều trường hợp. Qua theo dõi hầu hết các trường hợp triệu chứng trào ngược đều giảm hoặc hết.
TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN LÀ GÌ?
Theo BSCKII. La Văn Phú - Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa TP. Cần Thơ cho biết: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có tên tiếng Anh là Gastroesophageal Reflux Disease, viết tắt là GERD. Đây là một sự rối loạn tiêu hóa do cơ tâm vị, chỗ nối thực quản - dạ dày bị yếu dẫn đến tình trạng các chất trong lòng dạ dày, bao gồm thức ăn, nước uống và các chất trong dịch vị, trào ngược (reflux) lên thực quản.
BỆNH TRÀO NGƯỢC THỰC QUẢN LÀ GÌ?
Theo BSCKII. La Văn Phú - Trưởng khoa Ngoại Tổng Hợp, Bệnh viện Da khoa TP. Cần Thơ cho biết: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có tên tiếng Anh là Gastroesophageal Reflux Disease, viết tắt là GERD. Đây là một sự rối loạn tiêu hóa do cơ tâm vị, chỗ nối thực quản - dạ dày bị yếu dẫn đến tình trạng các chất trong lòng dạ dày, bao gồm thức ăn, nước uống và các chất trong dịch vị, trào ngược (reflux) lên thực quản.
Bình thường, cơ tâm vị mở cho phép thức ăn từ thực quản xuống dạ dày và đóng lại không cho thức ăn, dịch vị trào ngược lên thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản xảy ra khi cơ này bị yếu không thể ngăn thức ăn và dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Thoát vị khe hoành cũng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Mức độ trầm trọng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản tùy thuộc vào mức độ yếu của cơ tâm vị cũng như lượng dịch từ dạ dày trào lên thực quản và sự trung hòa dịch vị của nước bọt.
CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN
Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ như ợ nóng, ợ chua sau khi ăn những thức ăn khó tiêu, hay nặng hơn cảm giác nóng rát, đau tức sau xương ức làm cho thầy thuốc và bệnh nhân nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh tim, cũng có khi chất trào ngược làm cho bệnh nhân khó thở giống như bệnh lý đường hô hấp. Nhiều bệnh nhân có triệu chứng trào ngược nặng hơn về nửa đêm đến gần sáng.
Ngoài triệu chứng tại vùng thực quản như trên, bệnh còn nhiều triệu chứng ngoài thực quản như: viêm họng, ho kéo dài, khàn tiếng. Đặc biệt, viêm họng do trào ngược dạ dày - thực quản không đáp ứng với điều trị kháng sinh. Chính vì vậy bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản dễ nhầm lẫn với bệnh lý cơ quan khác và thường đi khám, điều trị ở nhiều chuyên khoa, mất thời gian, tốn kém, nhiều bệnh nhân phải bỏ công ăn việc làm để đi khám và điều trị bệnh. Các triệu chứng của bệnh chỉ giảm nhưng lại trở về như cũ khi ngưng điều trị. Theo nhiều nghiên cứu bệnh trào ngược dạ dày - thực quản sau khi ngưng uống thuốc tỷ lệ tái phát từ 70 - 80%.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản khá phổ biến, hầu hết các trường hợp điều trị nội khoa như thay đổi lối sống và chế độ ăn, một số trường hợp điều trị bằng thuốc, một số ít trường hợp phải điều trị bằng phẫu thuật. Mục đích của điều trị là làm giảm khối lượng chất bị trào ngược lên và làm giảm mức độ tổn thương niêm mạc thực quản do các chất trào ngược gây ra. Cụ thể:
- Không dùng những thức ăn có nguy cơ gây ra bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nêu trên và đồ uống có cồn.
- Không hút thuốc vì hút thuốc làm nặng triệu chứng do bệnh trào ngược dạ dày - thực quản gây ra.
- Không ăn một lần quá nhiều. Ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 - 3 giờ
- Khi ngủ nằm đầu hơi cao, khoảng 10 - 15cm.
- Khi thay đổi chế độ ăn và lối sống không hiệu quả thường được các bác sĩ sử dụng thuốc. Bao gồm: Antacids nhằm trung hòa dịch vị.
Thuốc làm giảm tiết dịch vị như thuốc kháng H2, thuốc ức chế bơm Proton (PPI: Proton Pump Inhibitor).
Đối với những trường hợp trào ngược dạ dày - thực quản kéo dài, nặng triệu chứng không giảm với những phương pháp điều trị nêu trên cần phải được đánh giá chẩn đoán một cách toàn diện để có chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ bệnh cũng như khả năng đáp ứng với điều trị nội khoa từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp vì những trường hợp này thường ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.
BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN CÓ CẦN PHẢI MỔ KHÔNG?
BSCKII. La Văn Phú nhấn mạnh rằng: Hầu hết các trường hợp bệnh trào ngược dạ dày - thực quản điều trị không cần phẫu thuật bao gồm thay đổi lối sống và chế độ ăn hoặc dùng thuốc trung hòa dịch vị và thuốc giảm tiết acid dịch vị; chỉ một số ít trường hợp mới cần đến phẫu thuật, đó là những trường hợp bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng và đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa đúng cách. Với những trường hợp bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nhưng không muốn hoặc không thể dùng thuốc lâu dài cũng có thể xem xét để đưa ra chỉ định phẫu thuật.
Cũng theo BSCKII. La Văn Phú, hiện nay phẫu thuật xếp nếp đáy vị kiểu Nissen (Nissen fundoplication) qua nội soi là phương pháp phẫu thuật cho kết quả tốt và được áp dụng nhiều nhất. Kết quả điều trị bằng phương pháp phẫu thuật của bệnh này tùy thuộc vào chỉ định phải đúng và trình độ của phẫu thuật viên.
Mới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.