TP. Đồng Hới: Đề xuất mở rộng diện tích và vùng phụ cận lên hơn 21.000 ha
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa chủ trì hội nghị nghe báo cáo Đồ án quy hoạch chung xây dựng TP. Đồng Hới và vùng phụ cận giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2045.
- Khai trương Văn phòng đại diện của Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị tại Nghệ An
- Bất động sản Quảng Bình xuất hiện "sốt ảo", "thổi giá"
- Chân dung đại gia đứng sau đề xuất dự án điện gió 3 tỷ USD ở Quảng Trị
- Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị hút hơn 2,6 tỷ USD đầu tư vào điện khí từ Nga và Hàn Quốc
- Quảng Bình duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu du lịch nghỉ dưỡng quy mô 89ha
Tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng nhấn mạnh, Đồng Hới là đô thị trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Quảng Bình. Do vậy, việc quy hoạch thành phố theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển là vấn đề quan trọng, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình và vùng lân cận.
Đồ án quy hoạch chung xây dựng TP. Đồng Hới và vùng phụ cận giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2045 do Viện Quy hoạch Xây dựng - Sở Xây dựng Quảng Bình phối hợp với đơn vị tư vấn lập, phạm vi quy hoạch bao gồm TP. Đồng Hới, các xã Lương Ninh, Quán Hàu, một phần xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh), và một phần các xã Lý Trạch, Nhân Trạch, Nam Trạch (huyện Bố Trạch); với diện tích khoảng hơn 21.255 ha, quy mô dân số dự kiến đến năm 2045 gần 300.000 - 350.000 người.
Trên cơ sở phân tích các phân khu chức năng đã hình thành; các chức năng còn thiếu hoặc chưa phát triển tương xứng, quy hoạch TP. Đồng Hới được đơn vị tư vấn định hướng phát triển toàn diện trên 4 hướng gồm: Hướng Đông du lịch biển (Quang Phú, Bảo Ninh); hướng Nam đô thị chất lượng cao (Phú Hải, Lương Ninh, Vĩnh Ninh, Quán Hàu); hướng Tây gắn với cao tốc Bắc Nam, đô thị Logistic, đô thị nông nghiệp công nghệ cao; hướng Bắc gắn với phụ cận sân bay, ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Ngoài ra, Đồ án quy hoạch cụ thể 8 phân khu gắn liền với 4 hướng phát triển đô thị, đưa ra những vấn đề giải pháp mà đô thị Đồng Hới cần phải giải quyết; các nội dung điều chỉnh về quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật so với quy hoạch cũ...
Quy hoạch cũng đưa ra 20 vấn đề, giải pháp cho đô thị thành phố Đồng Hới năm 2021 - 2045; nhấn mạnh một số khái niệm và chức năng mới đô thị cần có: Quy hoạch mềm, sinh thái ngập lụt, công viên hoa (Lộc Ninh), rừng trong đô thị, đô thị nước, khu vực Logistic, đại lộ Đông Tây Điện Biên Phủ, du lịch bản địa - hiện đại…
Ngoài ra, Đồng Hới phải xác định xây dựng thành phố hiện đại là mục tiêu, chiến lược để quá trình quy hoạch đảm bảo phát triển không gian đô thị, phân bố các phân khu phù hợp, khoa học, từ đó làm cơ sở cho công tác quản lý, đầu tư phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Sở Xây dựng cùng đơn vị tư vấn tiếp thu những ý kiến đóng góp của lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, địa phương để hoàn thiện đồ án quy hoạch với yêu cầu xác định mục tiêu xây dựng TP. Đồng Hới là đô thị du lịch, đô thị văn minh, đô thị hoa hồng nhằm làm rõ hơn các luận chứng, bổ sung, điều chỉnh tiêu chí cần đạt được. Đặc biệt, Đồ án phải đảm bảo giữ gìn được các giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa của thành phố hoa hồng; bảo đảm quốc phòng - an ninh; khai thác tối đa thế mạnh không gian biển, 2 bên bờ sông Nhật Lệ, bảo đảm không gian sinh thái để phát triển bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo, cần phải rà soát, bố trí hợp lý các khu chức năng, các công trình hạ tầng; thêm các khu công viên cây xanh, rừng trong thành phố; bảo đảm những yêu cầu về phương án sử dụng đất, hạ tầng giao thông, thoát nước, chống ngập, cảnh quan, môi trường sinh thái... để đáp ứng sự phát triển và các tiêu chí của một đô thị văn minh, hiện đại trong tương lai.
Trần Hồng Hải (T/h)Ngay sau lễ khai mạc Hội xuân với biển người đổ về núi Bà Đen trong mùng 4 Tết, Tây Ninh được dự báo sẽ tiếp tục là điểm đến hành hương hút hàng nghìn trăm ngàn tín đồ cả nước về dự lễ vía Đức Chí Tôn của đạo Cao Đài, lễ vía Thần tài và Tết Nguyên tiêu vào mùng 8-10 tháng Giêng.