TP. HCM: Tín dụng tiêu dùng tăng trưởng tích cực
Tính đến cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đạt 1.111,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,2% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn và tăng 10,4% so với năm trước.
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, những kết quả về hoạt động tín dụng tiêu dùng trên địa bàn thành phố trong năm 2024, cùng với định hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội năm 2025 cũng như các giải pháp về tập trung vào các động lực tăng trưởng truyền thống; trong đó, tín dụng cho vay tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2025.
Những kết quả về hoạt động tín dụng tiêu dùng trên địa bàn Thành phố trong năm 2024, cùng với định hướng tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội năm 2025 cũng như các giải pháp về tập trung vào các động lực tăng trưởng truyền thống, trong đó có lĩnh vực tiêu dùng sẽ là cơ sở nền tảng để tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2025.

Tín dụng tiêu dùng của TP. HCM năm 2024 tăng 10,4%, nhất là vay mua xây nhà. Ảnh: Internet
Tín dụng trong năm 2024 đã khởi sắc hơn, tăng trên 10% so với mức tăng trưởng trong năm 2023 ở mức thấp, chỉ tăng 6,9%. Trong đó, cho vay trung dài hạn, cho vay mua, thuê, xây dựng và sửa chữa nhà để ở chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 61,3% trong tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng.
Tỷ trọng vay cao thứ 2 của tín dụng tiêu dùng là vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu như mua sắm trang thiết bị gia đình, chiếm 15% tổng dư nợ. Đây là mảng vay có tăng trưởng cao, đạt dự nợ gần 160.000 tỷ đồng, tăng gần 36% so với năm trước đó.
Kế đến là dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng, chiếm tỷ trọng 10,4% và tăng trưởng gần 23%. Sự tiện ích và chất lượng dịch vụ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng tiêu dùng phục vụ chi tiêu mua sắm của khách hàng chính là yếu tố thúc đẩy dịch vụ này tăng trưởng và có tiềm năng phát triển trong quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng tiêu dùng của các TCTD trên địa bàn.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh đạt 2 con số như kế hoạch đề ra, TP Hồ Chí Minh cần thực hiện đồng bộ hàng loạt giải pháp. Trong đó, một trong ba trụ cột tạo động lực tăng trưởng chính cho TP Hồ Chí Minh là tiêu dùng, cần tiếp tục được duy trì và tạo động lực mới cho sự tăng trưởng.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. HCM, đến hết tháng 1/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. HCM đạt 3.944 ngàn tỉ đồng, tăng 0,04% so với cuối năm 2024 và tăng 12,43% so với cùng kỳ.
Ngay từ đầu năm mới, các ngân hàng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã tập trung đẩy mạnh chương trình giải ngân gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực xuất khẩu và tiêu dùng, để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho doanh nghiệp trên địa bàn tăng trưởng, phát triển.
Huyền My (t/h)
Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất; phân bổ vốn đầu tư công...