TP. Hồ Chí Minh: Lan toả Chương trình “Hành trình yêu thương - Chia sẻ sự sống”
Sáng ngày 16/10, Tổng lãnh sự Pháp tại TP. Hồ Chí Minh, tổ chức URGO, Hội Chữ thập đỏ TP. Hồ Chí Minh, Công ty bán lẻ FPT Long Châu, đã họp báo công bố chương trình “Hành trình yêu thương - Chia sẻ sự sống” nằm trong dự án RED DAYS TO SAVE LIFE.
Theo bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng lãnh sự Pháp tại TP. Hồ Chí Minh, chương trình hiến máu giúp nhiều người chữa bệnh và sống sót. Đây chính là lý do CP Pháp thành lập tổ chức có hơn 10.000 người, chuyên đi thu thập máu dùng cho điều trị, chuẩn đoán bệnh, hoạt động thăm khám và chăm sóc bệnh nhân. Từ khoá "Hành trình yêu thương - Chia sẻ sự sống" sẽ là từ khoá đồng hành trong chiến dịch này. Bà Tổng lãnh sự Pháp tại TP. Hồ Chí Minh, cảm ơn URGO đã có sáng kiến để triển khai kế hoạch này tại Việt Nam.
Bà Trần Thị Thắm - Giám đốc Trung tâm hiến máu nhân đạo TP. Hồ Chí Minh, cảm ơn tổ chức URGO đã tổ chức chương trình "Hành trình yêu thương - Chia sẻ sự sống". Ngày 17 và 18/10/2023, sẽ chính thức phát động chương trình hiến máu tại TP. Hồ Chí Minh tại quận 7, với 150 - 300 y, bác sĩ các bệnh viện công và tư trên địa bàn.
Được biết, số lượng người khám chữa bệnh tại TP. Hồ Chí Minh rất đông, nhu cầu sử dụng máu nhiều. Trong hai năm 2022 - 2023, TP. Hồ Chí Minh chuyển máu về các tỉnh hỗ trợ các bệnh viện tỉnh miền Tây, Tây Nguyên và trong khu vực. TP. Hồ Chí Minh cần khoảng 300.000 đơn vị máu/năm. Tính ra, cả nước cần phải có 2% dân số hiến máu thì mới đủ cho cấp cứu và điều trị. TP. Hồ Chí Minh tuyên truyền tốt nên đã có 2,7% dân số hiến máu và 100% là tự nguyện, điển hình như ông Ngô Văn Dư, đã hơn 100 lần hiến máu…
Thông tư 26 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quy trình hiến máu. Người hiến máu đăng ký số thứ tự trên trang web giọt máu vàng, test, sàng lọc máu, ăn nhẹ và quà khi ra về. Thông tư này quy định rõ từ khâu vận động, hiến máu, đưa về ngân hàng máu sàng lọc, sản xuất các chế phẩm máu và đưa các chế phẩm về các bệnh viện. Người dân tham gia hiến máu cần có căn cước công dân hoặc hộ chiếu, không bị bệnh lây nhiễm - bệnh xã hội, mới phẫu thuật, có thai, tim đang bị bệnh… Khoảng cách hai lần cho máu là 14 tuần (tức 84 ngày), trước hiến máu ngủ đầy đủ 6 giờ, ăn đầy đủ, uống 250ml nước, ăn nhẹ. Người hiến máu được khám chuẩn đoán bệnh qua thử máu. Bà Thắm cũng bày tỏ mong muốn sắp tới các tổ chức nước ngoài cùng các tổ chức và doanh nghiệp trong nước tham gia chương trình hiến máu nhân đạo.
Bà Nguyễn Bạch Điệp, Giám đốc Công ty bán lẻ FPT cho biết, thời gian qua, FPT đã hiến 13.000 đơn vị máu nhân đạo của 10.000 người. FPT có hàng ngàn đại lý FPT Long Châu, sẽ bắt đầu tham gia chương trình tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày mai. Đặc biệt, FPT Long Châu có 6.000 dược sĩ sẽ tư vấn, vận động người dân tham gia hiến máu. Chương trình này sẽ được FPT sử dụng mạng xã hội tuyên truyền để có thêm nhiều người tham gia hiến máu nhân đạo. FPT là cánh tay nối dài của Hội Chữ thập đỏ và URGO.
Bác sĩ Hoàng Anh Khôi, Trưởng khoa Gây mê - Viện Tim TP. Hồ Chí Minh, cho biết thực tế công tác gây mê hồi sức rất cần chuẩn bị sử dụng máu phẫu thuật tim. Viện Tim có 1.500 bệnh nhân, từ vài tuần đến 80-90 tuổi, cần máu tuần hoàn ngoài cơ thể, ép mô, thở… nên nếu không có máu thì không thể mổ. Với nhu cầu thực tế mỗi năm trên 2 triệu đơn vị máu tại Việt Nam, hy vọng chương trình sẽ lan tỏa mạnh mẽ trong thời gian tới.
Ông Adam Koulaksezian - Giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam - Quỹ URGO (URGO Foundation) cho biết quan trọng là cứu sống bệnh nhân, người gặp tai nạn hiện nay cần dùng máu là máu từ những người hiến tặng, do máu chưa thể sản xuất được.
Chính vì thế, năm nay URGO hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức chương trình hiến máu. Đặc biệt là khuyến khích cán bộ, nhân viên ngành y tế hiến máu làm gương để lan tỏa ra các tổ chức xã hội khác. Chương trình này cũng là hưởng ứng lời kêu gọi hiến máu của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 27/9/2023. Sự kiện cũng là kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt - Pháp, thể hiện mối quan hệ 2 nước ngày một nồng ấm và tốt đẹp.
Minh YếnBộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.