TP. Hồ Chí Minh: Thí điểm tour du lịch “Tân Phú - đi là nhớ”
UBND quận Tân Phú phối hợp với Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần dịch vụ lữ hành Chim Cánh Chụt thí điểm tour du lịch "Tân Phú - đi là nhớ". Đây là sản phẩm đặc trưng của quận Tân Phú nhằm hưởng ứng chương trình xây dựng các sản phẩm du lịch TP. Hồ Chí Minh - thành phố tôi yêu, do Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phát động.
Với điểm đến đầu tiên là du khách được thăm địa đạo Phú Thọ Hòa, có từ năm 1947, là công trình sáng tạo của quân và dân Phú Thọ Hòa trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Du khách sẽ được hướng dẫn viên thuyết minh, giới thiệu về di tích lịch sử - văn hóa và chui hầm địa đạo trải nghiệm thực tế.
Trải nghiệm địa đạo Phú Thọ Hòa
Điểm đến tiếp theo là chùa Pháp Vân được xây dựng từ năm 1965, do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng, với tòa tháp cao 14 tầng (64m). Chùa Pháp Vân đạt 3 kỷ lục Việt Nam: Tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt bằng đồng cao nhất Việt Nam, cặp kỳ lân bằng đá hoa cương lớn nhất và kinh Bát Nhã bằng tiếng Việt (bản dịch của thiền sư Thích Nhất Hạnh) được khắc lộng vào bộ cửa bằng gỗ sao lớn nhất và du khách còn được thưởng thức trà đạo.
Giới thiệu về tượng Bồ Tát Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt
Tiếp đó là Bảo tàng Sâm Ngọc Linh, trưng bày hơn 400 hiện vật về giống sâm quý của Việt Nam, đăc biệt là loại sâm cổ với tuổi đời hàng trăm năm đang được bảo tồn, gìn giữ. Tại đây, khách tham quan còn hướng dẫn, tìm hiểu, phân biệt sâm Ngọc Linh với các loại sâm khác.
Du khách tham quan bảo tàng sâm Ngọc Linh
Theo nhận xét của một số du khách, nếu các quận, huyện giới thiệu những điểm đến mới, loại hình mới, trải nghiệm mới và các sản phẩm đặc trưng về ẩm thực, làng nghề... sẽ thu hút du khách gần xa khi đến với TP. Hồ Chí Minh, góp phần phục hồi, phát triển nhanh hoạt động du lịch thành phố sau hơn 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Minh YếnHội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa có văn bản góp ý Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) gửi Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội và Bộ Tài chính. Trong đó, VDCA đề xuất mức thuế suất 0% cho nhóm dịch vụ nội dung số, giải trí số.