TP Thái Nguyên: Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong ngành giáo dục
Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và giải quyết nhiệm vụ chuyên môn. Thời gian qua, thực hiện Chương trình Chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đối với giáo dục bậc THCS, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thái Nguyên đã đồng loạt triển khai công tác chuyển đổi số đến các trường trên địa bàn thành phố.
Tại Trường THCS Tân Lập, Ban Giám hiệu nhà trường đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo để triển khai công tác chuyển đổi số, do Hiệu trưởng làm Trưởng ban chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển về chuyển đổi số trong nhà trường. Đồng thời tham gia ý kiến về các chương trình, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số và bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số…
Để cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu đúng, hiểu đủ, nắm bắt kịp thời nội dung chuyển đổi số Ban Giám hiệu Trường THCS Tân Lập đã tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển đổi số cho toàn thể giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.
Theo đó nội dung của các buổi tập huấn đã giới thiệu các phần mềm, các ứng dụng, sử dụng trong nhà trường, ngoài cộng đồng, hệ thống dạy học trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams. Thông qua các buổi tập huấn đã nâng cao nhận thức, định hướng và triển khai chiến lược chuyển đổi số trong đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường.
Trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn, Trường THCS Tân Lập đã triển khai việc thu các khoản thu không dùng tiền mặt, ứng dụng các phần mềm quản lí dữ liệu giáo viên, học sinh. Tiếp tục triển khai, khai thác phần mềm quản lí nhà trường Vnedu, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Thái Nguyên; phần mềm Kiểm định chất lượng giáo dục. Ban Giám hiệu nhà trường đã thực hiện giao việc, xử lí công việc trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản, phần mềm kế toán MISA.
Chi bộ nhà trường đã thực hiện quản lý hồ sơ Đảng viên trên App Đảng bộ thành phố Thái Nguyên: 17/18 đồng chí Đảng viên chính thức đã thực hiện cài đặt và cập nhật tin tức tuyên truyền của Đảng trên ứng dụng này. Áp dụng phần mềm quản lý nhà trường trên Vnedu và cơ sở dữ liệu ngành, PCGD-XMC, tập huấn các nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018, đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên trên cơ sở dữ liệu ngành, lưu hồ sơ giảng dạy, hồ sơ quản lý cấp học trên Google Drive, quản lý văn bản, hồ sơ công việc điện tử.
Trong công tác chuyên môn, giáo viên của nhà trường đã sử dụng thành thạo phần mềm quản lý giáo án trực tuyến, duyệt KHDH trực tuyến của GV trong phần mềm "Quản lý, duyệt giáo án trực tuyến", sử dụng phần mềm CSDLN, VnEdu để thông báo kết quả học tập tới CMHS và báo cáo các cấp. Thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh cho CMHS qua ứng dụng VnEdu, tin nhắn Edu. Lập nhóm Zalo của trường và các tổ chức, đoàn thể như tổ chuyên môn, tổ Đảng, nhóm Hội đồng sư phạm, nhóm trung tâm, đến nay 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết trong môi trường số, tham gia bồi dưỡng thay đổi nhận thức về chuyển đổi số.
Bà Lưu Thị Thuỳ Linh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Thông qua các buổi tập huấn về chuyển đổi số, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã nhận thấy tính cấp thiết của chuyển đổi số trong giáo dục, nắm được các nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn của kế hoạch chuyển đổi số.
100% cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đã thực hiện cài app PC-Covid, C-Thai Nguyen; VssID;… Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã nắm rõ vai trò, nhiệm vụ của các phần mềm sử dụng trong nhà trường: Voffice, VnEdu, Kiểm định chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý nhà trường đã giúp chúng tôi xử lý công việc nhanh gọn, hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
Quang HưngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.