TP Thái Nguyên: Tăng cường kiểm soát hoạt động giết, mổ động vật tập trung

Địa phương
11:16 AM 20/04/2023

Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai.

Theo đó UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 184/KH – UBND, ngày 15/12/2022 của UBND tỉnh về quản lý giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2023. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở, dây chuyền giết mổ động vật theo hướng hiện đại, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các địa điểm xây dựng giết mổ động vật tại địa phương đảm bảo có kiểm soát thú y, các điều kiện về môi trường và an toàn thực phẩm, không để lây lan dịch bệnh.

T.P Thái Nguyên:  Tăng cường kiểm soát hoạt động giết, mổ động vật tập chung. - Ảnh 1.

Tiểu thương kinh doanh thịt lợn tại chợ Đồng Quang - TP Thái Nguyên. Ảnh minh họa.

Thực hiện xoá bỏ hoạt động giết mổ tại các hộ chăn nuôi, hộ kinh doanh, điểm, cơ sở giết mổ không đúng quy định. Xây dựng lộ trình đưa các điểm, cơ sở giết mổ không bảo đảm an toàn thực phẩm vào cơ sở giết mổ tập trung, nhỏ lẻ, có kiểm soát của cơ quan thú y và chính quyền địa phương. Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật đối với điểm, cơ sở giết mổ không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. 

Thành lập các đoàn kiểm tra chuyên ngành, liên ngành thực hiện kiểm tra tại các cơ sở giết mổ, điểm giết mổ, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời tăng cường kiểm tra việc thực hiện quản lý kiểm soát giết mổ và quy trình kiểm soát giết mổ của nhân viên thú y được giao nhiệm vụ tại cơ sở giết mổ…

Tại thành phố Thái Nguyên, trong những năm gần đây hoạt động giết mổ đã được tăng cường kiểm soát. Tại các siêu thị, các chợ trung tâm như chợ Thái, chợ Túc Duyên, chợ Đồng Quang… các tiểu thương kinh doanh thịt lợn, thịt gà cơ bản đã được đóng dấu kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y, tuy nhiên tại các chợ nhỏ lẻ việc kiểm soát buôn bán gia súc, gia cầm vẫn chưa được kiểm soát triệt để. 

Trong năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023 số động vật được đóng dấu kiểm soát giết mổ tại 3 cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên mới đạt 15.065 con lợn, 157.000 con gà, tổng số tiền phí kiểm soát giết mổ thu được trên 136 triệu đồng, đây là con số rất khiêm tốn so với thực tế hoạt động kinh doanh giết mổ động vật tại thành phố Thái Nguyên.

Ông Ngô Danh Thuỳ, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Thái Nguyên cho biết: Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay mới chỉ có một cơ sở giết mổ động vật tập trung và 2 cơ sở nhỏ lẻ, do thói quen nhiều tiểu thương ở các chợ nhỏ vẫn giết mổ tự phát khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Để khắc phắc phục thực trạng này, thời gian qua chúng tôi đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra hoạt động kinh doanh gia súc, gia cầm của tiểu thương tại các chợ, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng bổ sung quy hoạch xây dựng các điểm giết mổ động vật tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để các tiểu thương kinh doanh gia súc, gia cầm tiếp cận với các điểm giết mổ được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động.

Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã được quy định xử phạt rất rõ tại Điều 12 của Luật Chăn nuôi (các hành vi bị cấm trong chăn nuôi) và Điều 28 của Nghị định số 14/2021/NĐ-CP ngày 1/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi.

Theo đó, phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; phạt tiền từ 70-80 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.

Quang Hưng
Ý kiến của bạn
IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình

Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá Việt Nam không còn là quốc gia thu nhập thấp đang phát triển (LIDC) và đưa vào nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình (EMMIE).