TP. Thanh Hóa: Đơn vị xuất sắc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật. Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện có hiệu quả, làm thay đổi đáng kể diện mạo của các trường về cảnh quan, điều kiện dạy và học, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.
- Hoằng Hóa: Đơn vị xuất sắc sau 10 năm thực hiện NQ 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI
- Thanh Hóa: Sôi động thị trường sách giáo khoa và đồ dùng học tập trước thềm năm học mới
- TP. Thanh Hóa: Đổi mới, sáng tạo hướng đến chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất
- Vinh quang sự nghiệp “trồng người” ở huyện Hoằng Hóa
Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xem con người là nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định sự thành công của cách mạng. Tư tưởng xuyên suốt của Đảng là không ngừng đổi mới GD&ĐT nhằm bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Một số chuyển biến tích cực
Thực hiện chủ trương, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước "coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu", "đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển"; những năm qua, Ban Thường vụ Thành ủy TP.Thanh Hóa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ngành giáo dục thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT.
Ban hành, hoàn thiện nhiều chương trình, kế hoạch, nhiều cơ chế, chính sách và dành nhiều nguồn lực ưu tiên phát triển giáo dục, trọng tâm là xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xây dựng cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học. Đến nay, các chỉ số phát triển giáo dục luôn duy trì trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả tỉnh. Nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục đại trà đứng đầu toàn tỉnh; chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên và nằm trong tốp đầu của tỉnh; số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt 87%; cơ sở trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư đồng bộ cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia hàng năm.
Song song đó, trong công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp, tính đến tháng 12/2022 trên địa bàn thành phố có 157 trường, tăng 17 trường so với năm 2013, trong đó có 124 trường công lập và 33 trường ngoài công lập. Hiện tại, thành phố có 131/157 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 83,43% (tăng 56 trường và tăng 29,43% so với năm 2013).
Mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông thành phố tiếp tục được mở rộng về quy mô và tăng cường cơ sở vật chất - kỷ thuật ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành nghề. Trong đó chú trọng xây dựng hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm tất cả các cơ sở giáo dục đều có mạng internet.
Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, thực học, thực nghiệm và hội nhập quốc tế. Ngành GDĐT đã chú trọng đến việc nâng cao các tiêu chuẩn, chất lượng giáo dục, xóa bỏ khoảng cách, bảo đảm công bằng, tối đa hóa hiệu quả hệ thống quản lý giáo dục. Đồng thời tăng cường việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; chú trọng công tác phụ đạo học sinh yếu ,bồi dưỡng học sinh giỏi, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Trao đổi với phóng viên Doanh nghiệp & Tiếp thị, bà Nguyễn Thị Hiền, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy chia sẻ: Trong bối cảnh phát triển mới hiện nay, Nghị quyết số 29-NQ/TW là cơ sở, căn cứ chính trị hết sức quan trọng trong việc định hướng những tư duy mới, chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp mới nhằm tạo tạo động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Để đạt được những kết quả quan trọng như hôm nay, các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành giáo dục thành phố đã ban hành các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và triển khai đồng bộ đến đội ngũ cán bộ, giao viên, nhân viên nhà trường.
Nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục đã được cụ thể hóa và đưa vào nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các phường, xã như: Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia hằng năm, phổ cập trẻ em mầm non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, THCS… Ban Thường vụ Thành ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo UBND thành phố ban hành Đề án "Sắp xếp mạng lưới các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn thành phố đến năm 2025", Đề án nâng cao chất lượng giáo dục Trường THCS Cù Chính Lan, giai đoạn 2021-2025, Đề án xây dựng Trường THCS Trần Mai Ninh, thành trường trọng điểm chất lượng cao giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về điều chỉnh những nội dung dạy học trong chương trình, các trường phổ thông đã tiến hành điều chỉnh và xây dựng kế hoạch dạy học của từng môn học, bước đầu đã tiến hành tổ chức các hoạt động theo chuyên đề nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Các nhà trường đã chủ động tổ chức các hình thức học tập đa dạng, phù hợp với đối tượng, tâm lý lứa tuổi, thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; chú trọng các hoạt động ngoại khóa nhằm hình thành nhân cách, lối sống lành mạnh và nâng cao năng lực hoạt động xã hội cho học sinh.
Về đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục
Đến nay, có 116/116 trường công lập thuộc nhóm 03 bậc học mầm non, tiểu học, THCS và Trung tâm GDNN-GDTX được giao một phần quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm (đạt 100%). Công tác giáo dục mũi nhọn được chú trọng, thứ hạng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh của thành phố từng bước được cải thiện, tỷ lệ học sinh thành phố thi đậu vào trường THPT chuyên Lam Sơn trung bình hàng năm đạt trên 60% trên tổng số học sinh trúng tuyển vào trường, tỷ lệ học sinh đậu các trường đại học, cao đẳng trung bình hàng năm đạt 87%. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng công nghệ, các trang thiết bị hiện đại trong hệ thống ngành giáo dục trên địa bàn thành phố được triển khai kịp thời.
Tính đến ngày 01/03/2023, toàn ngành giáo dục thành phố có 3.395 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý các trường 100% đạt chuẩn về chuyên môn; 1004 có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên (tăng 20% so với năm 2013); tỷ lệ đảng viên 100%; 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn.
Mặt khác, thành phố luôn quan tâm đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển GDĐT, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Trong 10 năm nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường là 2.047 tỷ đồng, trong đó: Nguồn ngân sách của tỉnh 60 tỷ đồng; nguồn ngân sách thành phố 751 tỷ đồng; nguồn vốn doanh nghiệp đầu tư 1.236 tỷ đồng…
Bên cạnh những kết quả đạt được là rất quan trọng và to lớn, bà Nguyễn Thị Hiền Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy vẫn còn nhiều trăn trở: Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của TP. Thanh Hóa vẫn còn bộc lộ những mặt tồn tại, một số cấp ủy, chính quyền phường, xã chưa thật sự quan tâm đến công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo..
Công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, kết quả học sinh giỏi tham dự kỳ thi học sinh giỏi 9 môn văn hóa lớp 9 cấp tỉnh chưa đạt yêu cầu và tương xứng với vị thế của thành phố.
Năng lực của một số cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở một số nhà trường còn yếu, chưa theo kịp với tiến trình đổi mới; cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông mất cân đối (vừa thừa, vừa thiếu cục bộ về số lượng và cơ cấu bộ môn trong một số nhà trường). Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, nhất là giáo viên dạy ngoại ngữ đạt kết quả thấp so với yêu cầu triển khai Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020".
Để tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, thời gian tới, các cấp ủy, chính quyền tiếp tục quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt sâu sắc nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 29-NQ/TW. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và việc triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động của ngành Giáo dục. Xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, Trưởng Ban Tuyên giáo nhấn mạnh.
Có thể nói, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, TP. Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật: Cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở, các cở sở giáo dục đã quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với quyết tâm chính trị cao. Nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên, cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và nhân dân thành phố về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực.
Chất lượng đại trà đứng đầu toàn tỉnh; chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên và nằm trong tốp đầu của tỉnh; số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt 87%; cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư đồng bộ cơ bản đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia hàng năm. Công tác xã hội hóa giáo dục được thực hiện có hiệu quả, làm thay đổi đáng kể diện mạo của các trường về cảnh quan, điều kiện dạy và học, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục của thành phố.
Triều NguyệtMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.