TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời

Địa phương
05:08 PM 14/01/2023

Thả cá chép tiễn ông Công ông Táo về chầu trời là một nghi thức truyền thống quan trọng trong ngày 23 tháng Chạp. Như thường lệ, tại các tuyến sông trên địa bàn TP Thanh Hóa, rất đông người dân tới thả cá nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình mình.

Theo tục lệ dân gian, phóng sinh cá chép ngày 23 tháng Chạp đã có từ lâu. Dân gian quan niệm Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình để báo cáo lại tất cả việc làm của con người trong một năm.

Vì vậy, vào ngày ông Công ông Táo, mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 con cá chép sống được thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem những con cá này phóng sinh ở sông, ao, hồ... nghĩa là tiễn ông Công ông Táo về trời.

Sau nhiều năm lên án mạnh mẽ, ghi nhận của phóng viên cho thấy, năm nay ý thức của người dân tăng lên đáng kể khi đốt đồ hóa vàng đúng nơi quy định. Đặc biệt, sau khi thả cá chép nhiều người đã để rác đúng nơi quy định hoặc mang đến những điểm tập kết để vứt. Tuy nhiên, trong số đó không ít người vẫn ngang nhiên ném cả túi rác xuống song, làm mất mỹ quan đô thị.

TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 1.

Rạng sáng ngày 23 tháng Chạp, tại các điểm chợ hay tại một số tuyến đường, chúng ta bắt gặp hình ảnh tấp nập người dân tới mua cá chép

TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 2.

Cá chép vàng vẫn là loại cá phổ biến và được người dân ưa chuộng trong ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Ai cũng mong muốn chọn những con cá chép vàng to, khỏe nhất để Táo Quân có thể về chầu trời được nhanh và thuận lợi nhất.

TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 3.

Theo các tiểu thương, giá cá năm nay nhìn chung rẻ hơn nhiều so với năm ngoái. Tại điểm chợ Đông Thọ, có thể dễ dàng mua được túi cá đẹp với giá từ 15.000 đến 30.000 đồng. Tuy nhiên, tại một số tuyến đường trên địa bàn thành phố, giá cá dao động từ 40.000 đến 60.000 đồng.

TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 3.

Những tấm biển, băng rôn với khẩu hiệu “Thả cá, đừng thả túi nilon”, đồng thời không thả tro vàng mã, tàn hương xuống ao, hồ, sông, suối được đặt tại các thành cầu bởi các bạn thanh niên tình nguyện

TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 4.

Các bạn tình nguyện viên đã có mặt tại các điểm thả cá từ rất sớm để thu gom rác thải từ túi ni lông, tàn tro đốt vàng mã,… Ai cũng nhiệt tình, năng nổ. Một bạn tình nguyện viên trên tuyến cầu Bố chia sẻ: Nhìn chung năm nay tình trạng vứt túi ni lông bừa bãi đã giảm đáng kể so với mọi năm. Hy vọng trong những năm tới người dân tiếp tục bỏ túi ni lông đúng nơi quy định, từ đó giúp ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời trở nên ý nghĩa và trong lành với môi trường hơn.


TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 6.

Từ 8h sáng, hàng trăm người dân TP Thanh Hóa đã di chuyển ra phía gần chân cầu Hàm Rồng dọc bờ sông Mã để thả cá chép đưa ông Công ông táo về trời. Phần lớn người dân vẫn đựng cá chép vàng trong túi ni lông trước khi thả xuống sông. Một số khác thì lựa chọn cho cá vào các xô, chậu đựng trước khi thả để tránh gây ô nhiễm môi trường. Nhiều người phải mang cá đi xa để chọn nguồn nước sạch thả cá với hy vọng cá sống sẽ mang lại nhiều may mắn.

TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 7.

Dịch vụ thả cá thuê năm nay cũng phát triển. Theo ghi nhận của phóng viên một nhóm người đứng ra chịu trách nhiệm nhận cá của người dân đưa thuyền ra thả giữa dòng. Giá mỗi lần thả giao động khoảng 10.000 đồng.

TP. Thanh Hóa: Người dân nô nức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời - Ảnh 8.

Tuy nhiên vẫn còn một số ít những hành động không đẹp mắt như: vứt tàn tro xuống sông, túi ni lông sau khi thả cá được vứt ngay tại mép bờ sông gây tình trạng ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị.

 

Yến Hoàng
Ý kiến của bạn