Tp. Thanh Hóa: Xây dựng phương án cung ứng hàng hóa trong thời gian giãn cách xã hội
Để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, mạnh mẽ, nghiêm ngặt các giải pháp và cương quyết, ngăn chặn, đẩy lùi, hạn chế tối đa số người nhiễm, phấn đấu không để dịch lây lan ra diện rộng trên địa bàn tỉnh. Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Thanh Hóa quyết định kéo dài thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ đối với địa bàn Tp. Thanh Hóa nhằm tận dụng "thời gian vàng" để truy vết, khoanh vùng và dập dịch.
- Thanh Hóa: Khẩn trương thực hiện phương án phòng, chống dịch COVID-19 liên quan đến ổ dịch Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực
- Thanh Hóa: "Giấy thông hành" – Trang bị cần thiết khi lưu thông trong phòng, chống dịch COVID-19
- Thanh Hóa: Đồng chí Nguyễn Văn Thi - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu
- Tp. Thanh Hóa: Công tác lãnh chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai gấp rút, quyết liệt
Việc xây dựng phương án cung cấp lương thực, thực phẩm cho các địa phương đang trong thời gian thực hiện giãn cách là việc làm cấp bách có tính chất quyết định góp phần đảm bảo an sinh xã hội, củng cố niềm tin trong nhân dân vào công tác chống dịch của tỉnh nhà
Để chủ động phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp theo Quyết định phê duyệt Phương án cung ứng lương thực, thực phẩm, các hàng hóa thiết yếu và đảm bảo an sinh xã hội của UBND tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố hóa thực hiện một số nội dung sau:
Các đơn vị, doanh nghiệp quản lý Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các chủ của hàng kinh doanh nhu yếu phẩm trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch; nếu tổ chức, đơn vị nào cố tình vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm soát người ra, vào mua hàng phải thực hiện đầy đủ các biệp pháp phòng chống dịch Covid-19 theo quy định; cương quyết từ chối đối với những khách hàng không tuân thủ các quy định. Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho cán bộ, nhân viên, người lao động trong phòng, chống dịch Covid-19 theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công điện số 25/CĐ-UBND ngày 27/8/2021 và các văn bản hướng dẫn của của tỉnh và của thành phố.
Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối trên địa bàn phải thực hiện nghiêm các quy định trong thời gian thành phố Thanh Hóa thực hiện giãn cách theo tinh thần chỉ thị 16/CT-TTg và hướng dẫn tại Công văn số 5016/UBND-VP, ngày 04/9/2021 của UBND thành phố Thanh Hóa. Trong đó đặc biệt lưu ý:
Đối với nhân viên siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hàng hóa thiết yếu khi di chuyển cần phải có giấy chứng nhận hoặc thẻ nhân viên do doanh nghiệp, đơn vị cấp.
Đối với lái xe vận tải hàng hóa cung ứng các mặt hàng thiết yếu, lực lượng shipper: Phải có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc test nhanh kháng nguyên Covid-19 âm tính trong vòng 72 giờ và có giấy xác nhận của đơn vị, cơ sở cung ứng hàng hóa (thông qua các dấu hiệu nhận diện như trang phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, biển tên cá nhân…).
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, vật lực để mở rộng, phát triển phương thức bán hàng trực tuyến. Công bố thông tin danh sách nhân viên giao hàng (shipper) bao gồm: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại và địa bàn phục vụ của shipper, đồng thời gửi danh sách trên đến UBND thành phố, UBND các phường, xã trên địa bàn để theo dõi, quản lý và tạo điều kiện cho hoạt động của các shipper.
Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa đi, đến các địa bàn giãn cách Việc vận chuyển hàng hóa đi, đến các địa bàn giãn cách phải đảm bảo nguyên tắc "phương tiện hàng hóa lưu thông thông suốt nhưng người đi, đến địa bàn giãn cách phải có điều kiện", cụ thể theo 2 phương án như sau:
*Phương án 1: Người đến địa bàn giãn cách khi quay trở lại phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
*Phương án 2: Các đơn vị bố trí lái xe và người giao nhận hàng là người chuyên trách trung chuyển ở trong địa bàn giãn cách. Việc giao nhận phương tiện và hàng hóa được thực hiện tại các chốt kiểm soát dịch hoặc địa điểm trung chuyển hàng hóa do địa phương bố trí.
Đối với hình thức bán hàng trực tuyến: Các đơn vị cung ứng hàng hóa chỉ được bố trí shipper khi đã được công bố thông tin danh sách shipper và có trách nhiệm cấp thẻ nhân viên, giấy đi đường cho shipper; các shipper phải có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc test nhanh kháng nguyên Covid-19 âm tính trong vòng 72 giờ và có giấy xác nhận của đơn vị, cơ sở cung ứng hàng hóa (thông qua các dấu hiệu nhận diện như trang phục, thùng hàng, logo doanh nghiệp, biển tên cá nhân…).
Việc giao nhận hàng hóa phải đảm bảo các quy định phòng chống dịch, trong đó yêu cầu giữ khoảng cách 2m và khử trùng các vật dụng trao đổi; ưu tiên thanh toán điện tử và hạn chế thanh toán tiền mặt.
Đội Quản lý thị trường số 1 - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 389 thành phố chủ trì, phối hợp với các phòng, ban, các đơn vị có liên quan và UBND các phường, xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường phát hiện, ngăn chặn các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng, hàng nhập lậu, hàng cấm; hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm soát hoạt động của các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các cơ sở bán lẻ hàng hóa nhu yếu phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân; Thường xuyên kiểm tra các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá; báo cáo định kỳ theo quy định.
Hiện nay, tại các siêu thị, công tác phòng chống dịch được thực nghiêm theo quy định, mọi người dân đến mua hàng phải có phiếu và thực hiện khai báo y tế theo quy định. Nguồn hàng hóa trong các siêu thị khá dồi dào, đa dạng để người dân lựa chọn. Các siêu thị cam kết không tăng giá đối với tất cả các loại hàng hóa. Trong thời gian TP Thanh Hóa thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, các siêu thị còn tổ chức bán hàng trực tuyến, giao hàng đến tận nhà cho khách hàng.
Có thể nói, tất cả các kịch bản, kế hoạch, biện pháp, nhiệm vụ phòng chống COVID-19 đã được tỉnh xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện từ khi dịch, bệnh mới xuất hiện, nhưng trong tình hình mới, diễn biến mới, cần được điều chỉnh, bổ sung và nâng cao hơn. Chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng chung của toàn Đảng, toàn dân, không riêng của tổ chức nào, cá nhân nào. Đoàn kết để tạo nên sức mạnh và đây sẽ là "kiên chắn" vững vàng nhất , bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của Nhân dân.
Yến HoàngCác chuyên gia nhận định, năm 2025 sẽ đánh dấu giai đoạn phát triển mang tính bước ngoặt, định hình lại thị trường bán lẻ.