TP.HCM: 3 lý do người dân không nên tích trữ thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19
Sở Y tế TP.HCM khẳng định không thiếu thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19, đồng thời thuốc này có thời hạn sử dụng ngắn, thuốc uống buộc phải có kê đơn, lượng thuốc đầy đủ,… người dân vì thế không nên tích trữ.
Tại cuộc họp báo chiều 7/3, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM thông tin, thành phố không thiếu thuốc điều trị COVID-19, vẫn còn 29.000 liều Molnupiravir cấp phát miễn phí nên người dân không nên mua thuốc bằng mọi giá và trữ thuốc trong nhà.
Bà Mai cho biết, Bộ Y tế đã cấp phép hoạt động sản xuất thuốc điều trị COVID-19 cho 3 công ty với năng lực khoảng 2 triệu viên/tháng, gồm: Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam, Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar, Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm.
Bộ Y tế cũng chuẩn bị cấp phép cho một loạt công ty. Do đó, bà Mai khẳng định người dân "không lo thiếu thuốc".
Thứ hai, bà Mai cho biết hạn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 khá ngắn nên việc tích trữ là không có lợi. Nguyên nhân thứ ba, COVID-19 là thuốc điều trị có kê toa.
Với 3 nguyên nhân nêu trên, đại diện Sở Y tế khuyên người dân không nên tích trữ thuốc và tuân thủ hướng dẫn của cơ sở y tế, sử dụng thuốc được cấp phép khi có đủ điều kiện.
"Ta không cần tích trữ, không tốt. Sắp tới, các công ty dược sản xuất rầm rộ thì khả năng còn giảm giá nữa", bà Mai nhận định.
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc số ca tái nhiễm, mức độ chuyển nặng của trường hợp này, bà Mai cho hay, hiện nay không có chỉ tiêu báo cáo với Bộ Y tế về tỉ lệ người tái nhiễm, chính vì vậy, TP.HCM hiện chưa có thống kê. Tuy nhiên, ngành Y tế có theo dõi, quan sát số liệu ca nhiễm COVID-19 chuyển nặng cũng như ca tử vong trên địa bàn trong thời gian qua.
Theo đó, các ca chuyển nặng trên địa bàn có dấu hiệu tăng nhẹ sau một thời gian giảm dần, còn ca tử vong vẫn đang giảm sâu.
Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, ngành Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, giám sát tốt đối với trường hợp chuyển nặng, tử vong để báo cáo và có đề xuất phù hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM.
Bà Mai cho biết thêm, để giữ vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19, ngành y tế đã có những giải pháp cụ thể để ứng phó tình hình ca nhiễm tăng.
Cụ thể, sắp xếp các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ở các quận huyện, các khu chế xuất, khu công nghiệp, bệnh viện để có thể kích hoạt lại kịp thời khi cần thiết. Bên cạnh đó, xét nghiệm tầm soát để phát hiện người có nguy cơ cao là F0 và có hướng điều trị. Hạn chế nguy cơ lây lan sang nhóm người có nguy cơ, điều chỉnh các hoạt động theo cấp độ dịch COVID-19.
Về việc Bộ Y tế đã đề xuất cho F1 đi làm khi đáp ứng một số điều kiện và F0 có thể làm việc trực tuyến tại nhà, Chánh văn phòng Sở Y tế cho hay, ngành y tế thành phố cũng như các sở ngành khác đang thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế về việc phân loại F0, F1.
Đối với chỉ đạo này, định nghĩa F1 có các điều kiện hạn chế nên số lượng F1 không nhiều. Mục tiêu là quản lý kiểm soát tốt F0, F1 để ngăn lây nhiễm cho cộng đồng và các đối tượng có nguy cơ. Như vậy, TP.HCM chưa có hướng dẫn cho F1 đi làm bình thường nên vẫn thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
HM (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.