TP.HCM: Cổng thông tin 1022 đóng vai trò quan trọng trong tiếp nhận và chuyển thông tin vi phạm phòng, chống dịch
Sau một thời gian triển khai, Cổng thông tin 1022 đã tiếp nhận và chuyển hơn 47.000 tin phản ánh, tin báo của người dân liên quan đến các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19 đến Ủy ban nhân dân và cơ quan chức năng các cấp. Trong đó, đã có hơn 80% số tin được các cơ quan, đơn vị xử lý, giải đáp và cung cấp thông tin kịp thời cho người dân.
Cổng thông tin 1022 được Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo thực hiện và giao Sở Thông tin và Truyền thông làm đơn vị chủ trì, cùng 86 đơn vị với 625 đầu mối (Sở ngành, Ủy ban nhân dân 24 quận/huyện và các đơn vị quản lý/sở hữu/duy tu hạ tầng) tham gia giải quyết xử lý các sự cố do người dân, tổ chức và doanh nghiệp phản ánh. Nhiệm vụ của các đơn vị tham gia vận hành Cổng thông tin 1022 thực hiện theo Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin trên Cổng tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn TP.HCM.
Cổng thông tin 1022 phục vụ tiếp nhận 24/7 các phản ánh của người dân; cho phép người dân theo dõi được quá trình xử lý; nhận được thông báo về kết quả xử lý sau khi hoàn tất giải quyết xử lý sự cố; người dân đối chiếu thực tế xử lý và tiếp tục phản ánh lại hệ thống trong trường hợp thực tế sự cố chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt chất lượng.
Bên cạnh 12 lĩnh vực đã được giao, Cổng thông tin tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, doanh nghiệp và tổ chức trên địa bàn TP.HCM (Cổng 1022) sẵn sàng tiếp nhận thông tin phản ánh từ người dân về tình hình dịch bệnh COVID-19 liên quan đến Thành phố.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Anh Đức cho biết, Thành phố đã mở cổng 1022 tiếp nhận 24/24 các thông tin liên quan đến dịch bệnh COVID-19. Việc tiếp nhận thông tin về dịch COVID-19 qua cổng 1022 sẽ giúp giảm tải hệ thống tiếp nhận thông tin về tình hình dịch bệnh của các quận, huyện. Đề nghị người dân sử dụng cổng 1022 để có thông tin nhanh nhất đến Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và các quận, huyện xử lý nhanh các trường hợp liên quan.
Từ tháng 4, TP.HCM thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 thông qua Cổng thông tin 1022 - nhấn phím 0.
Theo số liệu thống kê, Cổng thông tin 1022 đã tiếp nhận và chuyển hơn 47.000 tin phản ánh, tin báo của người dân liên quan đến các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19. Hơn 80% số tin này đã được các cơ quan, đơn vị xử lý, giải đáp kịp thời cho người dân.
Đa số người dân phản ánh các vi phạm về những hành vi vi phạm an toàn phòng dịch như: không tuân thủ quy tắc 5K; tụ tập ăn uống, ca hát mùa dịch; kinh doanh mua bán, hoạt động không tuân thủ quy định phòng, chống COVID-19... Ngoài ra, Cổng thông tin 1022 cũng tiếp nhận được những kiến nghị, góp ý, hiến kế từ người dân gửi đến nhằm đóng góp ý kiến để cải thiện những bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Từ ngày 1/8 đến 26/8, Cổng thông tin 1022 đã nhận được gần 4.400 trường hợp báo tin nghi nhiễm, nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng, hơn 200 tin báo người mắc COVID-19 mất tại nhà hoặc cơ sở y tế cần hỗ trợ mai táng, hơn 200 trường hợp người dân cần hỗ trợ cấp cứu khẩn cấp… Tất cả các trường hợp này đều được Cổng thông tin 1022 xử lý theo quy trình khẩn cấp, ghi nhận và chuyển thông tin đến các địa phương; đồng thời gọi điện thoại, nhắn tin cho đầu mối tiếp nhận thông tin của quận, huyện để đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho người dân.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông, mọi thông tin phản ánh qua Cổng thông tin 1022 đều được chuyển tải đầy đủ, nhanh chóng đến địa phương, các cơ quan chức năng liên quan để xử lý kịp thời và thông tin của người phản ánh sẽ luôn được bảo mật.
Đoàn DuyTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.