TP.HCM: Giá vé xe dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng không quá 40%
Dịp lễ 30/4, 1/5, người lao động được nghỉ liên tục 4 ngày (30/4 - 3/5/2022). Hai bến xe lớn nhất TP.HCM đã có kế hoạch cụ thể để phục vụ hành khách, trong đó các đơn vị điều chỉnh giá vé tăng không quá 40%.
Dịp lễ 30/4 - 1/5 người lao động được nghỉ bù vào ngày cuối tuần, do đó được nghỉ tối đa 4 ngày liên tục từ ngày 30/4 đến hết ngày 3/4. Nhiều bến xe bắt đầu phục vụ hành khách dịp lễ dự kiến từ chiều tối 29/4.
Theo dự báo của nhiều đơn vị kinh doanh vận tải tại bến xe Miền Đông, nhu cầu hành khách đi lại dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ bằng khoảng 70% năm 2021 với khoảng gần 60.000 lượt khách.
Trong dịp lễ 30/4 - 1/5, bến xe Miền Đông khuyến khích các đơn vị vận tải không tăng giá cước. Trường hợp đơn vị vận tải có kê khai điều chỉnh tăng giá cước để đảm bảo đủ chi phí khi quay đầu (không có khách chiều về) giải tỏa hành khách, thì điều chỉnh tối đa trong 2 ngày 29/4 và 30/4.
Khu vực từ Quảng Ngãi trở vào đến Bình Thuận, các tuyến thuộc khu vực Tây nguyên, Lâm Đồng và khu vực miền Tây điều chỉnh tăng không quá 40% so với ngày thường. Còn các tuyến thuộc khu vực Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước điều chỉnh tăng không quá 20% so với ngày thường.
Trong khi đó, tại Bến xe Miền Tây cũng cho biết, dịp lễ 30/4 - 1/5, dự báo lượng hành khách đi các tỉnh Miền Tây dịp lễ 30/4, 1/5 tập trung cao điểm vào ngày 29/4, lượng hành khách xuất bến có thể đạt từ 35.000 đến 40.000 khách/ngày. Dự báo lượng hành khách đạt trên 70% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, tổng lượt xe khoảng 5.700, lượt khách 131.760. So với năm 2021, lượt xe đạt 80,06%, lượt khách đạt 76,09%. Các đơn vị kê khai tăng giá vé không quá 40% so với mức giá vé ngày thường, thời gian tăng giá trong 2 ngày.
Kỳ nghỉ lễ năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 ở nhiều địa phương cơ bản được khống chế, cộng thêm việc nới lỏng chính sách phòng, chống dịch đã tạo điều kiện để lĩnh vực vận tải hành khách khôi phục trở lại hoạt động.
Tuy nhiên, trước diễn biến giá xăng dầu thế giới, trong nước ở mức cao, buộc các đơn vị vận tải phải điều chỉnh tăng giá cước để duy trì hoạt động, cũng như đảm bảo các cam kết về chất lượng dịch vụ.
A.M (t/h)Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.