TP.HCM: Khai mạc khóa học “Lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính”
Nhằm giúp cho học viên xác định, kiểm tra và đánh giá được thông tin thu thập dữ liệu cho báo cáo kiểm kê khí nhà kính, kỹ năng xử lý thành thạo các vấn đề phức tạp trong việc hạch toán khi nhà kính, sáng 3/4/2024, khóa đào tạo đặc biệt “Lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính” do Công ty CP Sàn giao dịch Tín chỉ carbon Asean (CCTPA) và Công ty SGS Việt Nam TNHH (SGS) tổ chức, với sự đồng hành của Văn phòng Đại diện Hội nước sạch và Môi trường TP.HCM (Awaten TP.HCM) và CLB Báo chí và Truyền thông Xanh TP.HCM.
Khóa học đầu tiên đã có hơn 50 học viên đến từ các doanh nghiệp tham gia học tập. Đây là các kỹ thuật viên nòng cốt sẽ giúp các doanh nghiệp làm báo cáo kiểm kê khí nhà kính theo tiến độ mà Chính phủ đề ra. Theo đó, trong năm 2024, danh sách Chính phủ ban hành có gần 2.000 doanh nghiệp phải thực hiện việc kiểm kê khí nhà kính.
Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy, đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết mình nằm trong danh sách phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo lộ trình của Chính phủ. Đáng lo là sự lơ là này của doanh nghiệp chủ yếu do chưa thấu hiểu rõ cơ hội tiềm năng thật sự của việc kiểm kê khí nhà kính, đa phần mọi người nhìn vào chỉ thấy đây là một sự phiền toái, phức tạp, tốn nhiều chi phí…
Trong khi đó, chuyên gia Tô Thanh Sơn - Giám đốc Phát triển bền vững của SGS cho rằng doanh nghiệp cần thấy được kiểm kê khí nhà kính sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tổn thất trong sản xuất kinh doanh và cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các bên quan tâm, tạo được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ và tuân thủ yêu cầu pháp luật, thu hút nguồn vốn…
Ông Tô Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, tình trạng chậm trễ này còn là do thiếu sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc thúc đẩy nhận thức về vấn đề môi trường, thiếu kiến thức về các quy định liên quan đến khí nhà kính để có bức tranh tổng quát nhằm kiểm soát về tiến độ, chi phí và nguồn lực cần đầu tư để thực hiện kiểm kê này.
Chưa kể, do công tác tuyên truyền về pháp lý vẫn chưa hiệu quả, dẫn đến khó khăn chọn lọc nguồn, thông tin chính xác và cập nhật mới nhất cho việc xác nhận rằng các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính đã nắm rõ yêu cầu này, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết mình đang nằm trong danh sách bắt buộc phải kiểm kê theo Quyết định số 01/2022.
Thực tế, việc thiếu cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm và thực hiện kiểm kê khí nhà kính cũng đang dẫn đến sự chậm chạp này.
Bà Văn Thị Minh Hoa - Chủ tịch CLB Báo chí và Truyền thông Xanh, cho rằng để thực hiện cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và với sự đồng hành hỗ trợ đầy đủ của cộng đồng quốc tế, Việt Nam phấn đấu giảm nhanh phát thải khí nhà kính đến 43,5% vào năm 2030, đạt tỷ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050, thì ngay từ bây giờ Việt Nam phải hành động mới có thể nghĩ đến đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để sản xuất kinh doanh, cạnh tranh thị trường khốc liệt và nhiều thị trường bị mất sau đại dịch COVID-19, đảm bảo thu nhập cho người lao động, đầu tư giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường chưa thể thu hồi ngay vốn đầu tư, với doanh nghiệp khó vô cùng.
Mặc dù vậy, cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại đang gặp khó khăn do chưa thực hiện các biện pháp giảm phát thải nên hàng hóa không xuất khẩu được sang Châu Âu. Thế nên khi nghiên cứu vấn đề này thì chúng tôi nhận thấy, việc đầu tư giảm phát thải là bài toán mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, tạo thương hiệu cho doanh nghiệp và cho quốc gia.
Để có những giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, thay đổi công nghệ hay đầu tư, việc đầu tiên vẫn phải kiểm kê khí nhà kính. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính là tiền đề then chốt, giúp doanh nghiệp đánh giá và hiểu rõ hơn về lượng khí nhà kính mà doanh nghiệp phát thải trong quá trình sản xuất kinh doanh. Qua đó, họ có thể tìm kiếm các giải pháp giảm phát thải, giảm tiêu thụ năng lượng và tài nguyên, cải thiện hiệu suất và giảm chi phí sản xuất, cũng như tối ưu hóa nguồn lực.
Ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Giám đốc CCTPA, cho biết trong quá trình tư vấn, CCTPA nhận thấy khách hàng vẫn chưa nắm rõ và chưa đủ tự tin để có thể tự làm báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Chính vì thế, CCTPA đã liên kết với SGS, Awaten, CLB Báo chí và Truyền thông Xanh tổ chức lớp học đặc biệt này.
Chương trình khóa học sẽ tập trung vào phương pháp luận, giúp học viên/doanh nghiệp xác định, kiểm tra và đánh giá được thông tin thu thập dữ liệu cho báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Khóa đào tạo đặc biệt cung cấp cho người học những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực tiễn cần thiết: Xử lý thành thạo các vấn đề phức tạp trong việc hạch toán khí nhà kính; Nắm vững cách tính toán và báo cáo khí nhà kính; Thực hành thực tế; Cập nhật và tuân thủ các quy định mới nhất của Chính phủ.
Minh Yến - Hồ TĩnhThông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.