TP.HCM kiến nghị gia hạn, khởi động lại tuyến BRT số 1
UBND TP.HCM vừa trình Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư phát triển giao thông xanh TP.HCM sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới (WB).
Dự án phát triển giao thông xanh TP HCM (Tuyến BRT số 1) là dự án nhóm A, loại công trình giao thông cấp 1 được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 11/2013 với tổng vốn đầu tư gần 156 triệu USD, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới là hơn 142 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án là từ 2014 - 2019.
Dự án phát triển giao thông xanh TP HCM với mục tiêu đầu tư phát triển tuyến buýt nhanh dọc hành lang Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ (tuyến BRT số 1), được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng TP HCM, góp phần phát triển, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng sống của người dân.
Tuyến BRT số 1 dài 23 km chạy dọc hành lang Đại lộ Võ Văn Kiệt - Mai Chí Thọ đi qua các quận huyện: Bình Chánh, Bình Tân, 6, 5, 1, 2). Điểm đầu tuyến tại Bến xe miền Tây và điểm cuối tại ngã 3 Cát Lái (Quận 2). Đây là tuyến BRT đầu tiên trong mạng lưới 6 tuyến BRT được quy hoạch của TP HCM.
Lý do điều chỉnh thời gian thực hiện dự án vì từ năm 2016 đến năm 2018 các cơ quan chức năng ở TP.HCM rà soát, đánh giá tính khả thi, hiệu quả ở dự án BRT nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện theo mục tiêu dự án; tiết kiệm về suất đầu tư, tổng mức đầu tư, chất lượng phục vụ, quản lý khai thác...
Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dự án không thể hoàn hành đúng thời hạn, vậy nên, TP. HCM kiến nghị gia hạn thời gian thực hiện dự án BRT thêm 3 năm (đến năm 2023).
Ngoài ra, TP HCM cũng kiến nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ gần 156 triệu USD xuống còn gần 144 triệu USD (giảm khoảng 12 triệu USD). Lí do giảm là do hiệu chỉnh giảm hạng mục lãi vay trong thời xây dựng và thành phố đã tăng nguồn vốn đối ứng.
Đồng thời, TP HCM cũng kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, nhà tài trợ và UBND Thành phố để đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh Hiệp định vay tài trợ của dự án.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm định của các bộ, ngành, UBND TP kiến nghị Thủ tướng chấp thuận nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát triển giao thông xanh. Đồng thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp các bộ ngành, nhà tài trợ và UBND TP để đẩy nhanh thủ tục điều chỉnh hiệp định tài trợ của dự án.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.