TP.HCM: Từ ngày 24/9, doanh nghiệp quản lý shipper sẽ chủ động xét nghiệm COVID-19
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc xét nghiệm COVID-19 cho lực lượng giao hàng, từ ngày 24/9, các doanh nghiệp quản lý shipper tại TP.HCM sẽ tự tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho đội ngũ nhân viên giao hàng của đơn vị mình.
- TP Hồ Chí Minh: Lượng shipper đăng ký xét nghiệm cao gấp 5 lần, HCDC lúng túng vì quá tải
- Khi Lazada, Tiki, Shopee đồng loạt "kể khổ": Có hàng để bán nhưng giao hàng khó khăn, đề xuất cơ chế đặc biệt cho TMĐT và shipper
- Hà Nội bắt đầu được giao đồ ăn trở lại: Shipper xếp hàng dài chờ mua trong khi khách gọi điện giục liên tục
- Ba đề xuất của Grab thúc đẩy kinh tế số ở Việt Nam: Hãy nhìn nhận vai trò của shipper như một mắt xích quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng
Ngày 21/9, UBND TP HCM đã gửi công văn khẩn đến các sở ngành, UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức cùng các doanh nghiệp trên địa bàn TP về việc tạo điều kiện thuận lợi trong công tác xét nghiệm của lực lượng giao hàng (shipper) tiến tới quản lý bằng công nghệ.
Theo đó, UBND TP chỉ đạo triển khai xét nghiệm đối với nhân viên giao hàng có ứng dụng công nghệ tại các trạm y tế lưu động trên địa bàn TP đến hết ngày 21/9.
Từ ngày 22 đến hết ngày 23/9, các doanh nghiệp và shipper tiến hành tập huấn công tác xét nghiệm và cập nhật thông tin xét nghiệm trên các ứng dụng của doanh nghiệp hoặc sử dụng ứng dụng do Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.
Toàn bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên sẽ do Sở Y tế cấp trên cơ sở số lượng đăng ký của shipper với Sở Công thương theo nguyên tắc mẫu gộp 3 người, 3 ngày/lần. Các doanh nghiệp quản lý shipper nhận bộ xét nghiệm nhanh kháng khuyên tại Sở Công thương. Thời gian này các shipper có thể sử dụng kết quả xét nghiệm còn giá trị.
Kể từ ngày 24/9 đến ngày 30/9, danh nghiệp quản lý shipper chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm và cập nhật kết quả vào kho dữ liệu dùng chung của TP theo hướng dẫn của Sở Thông tin - Truyền thông để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
UBND TP.HCM giao Sở Công thương hướng dẫn, yêu cầu các doanh nghiệp ký cam kết và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và kết quả xét nghiệm. Trường hợp các shipper không đáp ứng đủ các điều kiện trên sẽ không được hoạt động.
Trước đó, do lượng shipper đăng ký hoạt động tăng đột biến, việc triển khai xét nghiệm COVID-19 cho lực lượng này khiến nhiều trạm y tế lưu động của TP.HCM bị quá tải./.
PV (T/h)Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.