TP.Hồ Chí Minh: Giải pháp thúc đẩy tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon
Để thảo luận, trao đổi, đóng góp ý kiến cùng các nhà quản lý và hoạch định chính sách tìm ra tiếng nói chung cho hành trình xanh của nên kinh tế, sáng 6/9/2023, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) đã tổ chức Hội thảo tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon. Tham sự có Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, đại diện cơ quan tham vấn chính sách các Bộ, ngành Trung ương, các nhà khoa học, chuyên gia, giáo sư và 150 doanh nghiệp.
Theo Tổng Biên tập báo SGGP Tăng Hữu Phong: Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) đã dề cập đến tính cấp thiết của việc thích ứng với biền đổi khí hậu của Việt Nam, do đó, cần triển khai nhiều chính sách và đầu tư công để giảm cường độ carbon trong tăng trưởng. WB đã ước tính Việt Nam cần đầu tư thêm khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm.
Trong đó, đầu tư vào khả năng phục hồi khoảng 254 tỷ USD và thêm 114 tỷ USD cho hành trình khử carbon theo cam kết với cộng đồng quốc tế. Điều nay đồng nghĩa Việt Nam sẽ cần những khoản đầu tư khổng lồ trong gần 30 năm tới, khi nguồn lực của Nhà nước chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tài chính. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan quản lý, các nhà hoạch định chính sách đã tính đến xu hướng xanh hóa cho nền kinh tế, bao gồm từ sản xuất đến xuất khẩu, từ dịch vụ đến thương mại và thị trường chứng khoán cũng như bất động sản buộc phải xanh hóa. TP.Hồ Chí Minh là địa phương được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước, với cơ hội và thách thức đan xen khi đã được Quốc hội thông qua một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển bằng Nghị quyết 98.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, cho biết: Thành phố đang đứng trước thách thức to lớn về biến đổi khí hậu, do đó thành phố cần nắm bắt xu hướng chuyển đổi xanh và thúc đẩy chuyển đổi xanh, để tạo không gian mới, năng lực cạnh tranh mới, đóng góp vào kinh tế cả nước. Vì đây là những vấn đề nội tại nếu không chuyển đổi xanh, không có chính sách cụ thể, lâu dài thì nền kinh tế thành phố mất đi năng lực cạnh tranh.
Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, thành phố xác định sứ mệnh là địa phương đi đầu, nhận những nhiệm vụ lớn nhất trong chuyển đổi xanh, phát triển bền vững, góp phần thực hiện các cam kết quốc gia trong hợp tác quốc tế. Thời gian qua, thành phố đánh giá trong định hướng chung, khung pháp lý chung của cả nước về chuyển đổi xanh, phát triển bền vững chưa nhiều. Từ đó, thành phố đã nghiên cứu khung chiến lược chuyển đổi xanh, phát triển bền vững và sẽ chính thức công bố vào Diễn dàn kinh tế TP.Hồ Chí Minh năm 2023 trong tháng 9.
Mở đầu phần hội thảo, nhóm nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Trần Ngọc Thơ, đã đưa ra số liệu, thành phố hiện đang phát thải khoảng 38,5 triệu tấn carbon mỗi năm, trong đó ngành sản xuất công nghiệp chịu trách nhiệm cho khoảng 20 triệu tấn và ngành Giao thông vận tải khoảng 13 triệu tấn. Thành phố đặt mục tiêu giảm phát thải 10% vào năm 2030 và 30% nếu có thêm sự trợ giúp quốc tế, tương đương với khoảng 4-12 triệu tấn carbon trong vòng 7 năm tới.
Với mục tiêu này, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu hành động, không chỉ đẩy nhanh tiến bộ trong việc kiểm kê khí thải, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi xanh bằng cách thực hiện một loạt biện pháp, như: thay đổi trong hoạt động kinh doanh để giảm tác động tiêu cực đối vơi môi trường và tạo ra giá trị bền vững. Báo cáo của nhóm nghiên cứu cho thấy, các dự án chuyển đổi xanh, gồm: sử dụng năng lượng tái tạo, tối ưu hóa hiệu suất năng lượng, thay thế vật liệu xanh hơn, cải tiến quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, thúc đẩy sử dụng công nghệ sạch, tối ưu hóa quản lý chất thải, tích hợp quản lý môi trường vào chiến lược kinh doanh...
Những nỗ lực này không chỉ đáp ứng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, chương trình nghị sự của thành phố mà còn giúp doanh nghiệp giảm phơi nhiễm với các rủi ro khí hậu và đón nhận các cơ hội chuyển đổi xanh mang lại. Với xu hướng này, số lượng và chất lượng các dự án xanh trong những năm tới sẽ tăng lên đáng kể, đòi hỏi thị trường vốn xanh cần được phát triển với quy mô tương ứng, để điều hướng dòng vốn đến công cuộc giảm phát thải, việc tăng tiếp cận đến các cơ hội từ trái phiếu xanh, cho vay xanh và thị trường các carbon trong nước và quốc tế rất quan trọng...
Tại hội thảo, các đại biểu tham dự góp ý những vấn đề còn chưa rõ, những vướng mắc trong doanh nghiệp hướng đến xanh, thị trường tín chỉ carbon và cơ quan quản lý sẽ trả lời thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp. Từ đó tài chính xanh, thị trường tín chỉ carbon sẽ trở thành chính sách cụ thể, để doanh nghiệp thực hiện và mang lại kết quả.
Minh YếnTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.