Trải nghiệm du lịch khám phá ở huyện vùng cao Hoàng Su Phì
Hoàng Su Phì là huyện vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, nơi còn lưu giữ nhiều giá trị bản sắc văn hóa dân tộc của người Nùng, Dao, H'Mông… Nếu ai đã từng một lần đến với huyện vùng cao này chắc hẳn hình ảnh về ruộng bậc thang trùng điệp và những cung đường đèo dốc uốn lượn sẽ để lại những ấn tượng khó phai trong tâm trí mỗi người.
Từ trung tâm tỉnh lỵ Hà Giang vào đến huyện Hoàng Su Phì khoảng 100km, tuy nhiên có đến 60 km là đường đèo dốc, những cung đường uốn lượn, quanh co dường như rất phù hợp cho những " phượt thủ" thích chinh phục độ cao, độ khó của đường đèo vùng Tây Bắc.
Anh Hoàng Văn Tứ ở TP. Thái Nguyên sau chuyến đi trải nghiệm huyện vùng cao Hoàng Su Phì cho biết: "Bản thân tôi đã cầm lái rong ruổi khắp các cung đường Tây Bắc, lần đầu tiên chinh phục đường đèo ở huyện Hoàng Su Phì khiến tôi thực sự ngỡ ngàng về vẻ đẹp thiên nhiên của ruộng bậc thang, núi rừng hùng vỹ, cùng bản sắc văn hóa và con người thân thiện, hiền hòa nơi đây".
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đồi núi độ dốc cao, diện tích đất sản xuất hạn chế... là những rào cản lớn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoàng Su Phì. Với quyết tâm vượt qua đói nghèo trong những năm qua Huyện ủy, HĐND, UBND và các tổ chức Đoàn thể huyện Hoàng Su Phì đã tìm nhiều giải pháp, mở ra nhiều hướng đi để cải thiện đời sống cho đồng bào nhân dân các dân tộc huyện vùng cao này.
Cùng với sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, như dự án liên kết chăn nuôi gà thả vườn, dự án chăn nuôi lợn thương phẩm, chương trình đào tạo nghề, phát triển trồng cây dược liệu, đặc biệt là dự án mở rộng phát triển diện tích cây chè San Tuyết đã cho nhu nhập ổn định đối với các hộ trồng chè, chính vì vậy thời gian qua nhiều xã trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã đạt chuẩn Nông thôn mới, có những xã đạt 15/19 tiêu chí, đời sống nhân dân đã dược cải thiện rõ rệt.
Một trong những hướng đi mang tính đột phá của huyện Hoàng Su Phì để phát triển kinh tế đó là đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng. Đại hội Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì lần thứ XXI nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ, trong đó nhiệm qua trọng là phát triển du lịch gắn với bản tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường. Tạo điểm nhấn về du lịch sinh thái tại các xã, điểm du lịch, khu vực núi Chiêu Lầu Thi, đỉnh Tây Côn Lĩnh xã Túng Sán, du lịch trải nghiệm ruộng bận thang tại các xã Thông Nguyên, Bản Phùng, Tả Sử Choóng, du lịch gắn kết nông nghiệp tại các xã Nậm Ty, Hồ Thầu, Túng Sán…
Ông Lù Văn Chung, Phó Bí thư Thường trực - Chủ tịch HĐND huyện cho biết: Để phát triển du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, thời gian qua chúng tôi đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông vì giao thông là yếu tố quan trọng góp phần tăng trưởng du lịch, đồng thời chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã xây dựng các sản phẩm du lịch thể hiện chiều sâu về văn hóa, thiên nhiên, con người Hoàng Su Phì để giới thiệu đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Sau 2 năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đến nay các hoạt động du lịch tại huyện Hoàng Su Phì đã được phục hồi, UBND huyện đã hỗ trợ, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách để giúp các hộ kinh doanh du lịch tiếp cận nguồn vốn, xây dựng và mở rộng các mô hình kinh doanh, phát triển đa dạng các loại hình du lịch trải nghiệm cộng đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2022 tổng số du khách trong và ngoài nước đã đến Hoàng Su Phì là 21.450 lượt người, tăng 383% so với cùng kỳ năm trước, doanh thu ước đạt trên 18 tỷ đồng.
Quang HưngTheo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê tính đến ngày 15/12 đã đạt 5,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt mốc 5 tỷ USD.