Trái phiếu bền vững ở Việt Nam đạt quy mô 800 triệu USD

Tài chính - Đầu tư
08:50 AM 27/06/2024

Thị trường trái phiếu bền vững ở Việt Nam đạt quy mô 800 triệu USD, bao gồm trái phiếu xanh và các công cụ trái phiếu bền vững.

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa phát hành báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á. Trong đó chỉ ra nhấn mạnh, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã phục hồi với mức tăng trưởng 7,7% so với quý trước, nhờ lượng phát hành trái phiếu chính phủ tăng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nối lại việc phát hành tín phiếu ngân hàng Trung ương vào tháng 3.

Trái phiếu bền vững ở Việt Nam đạt quy mô 800 triệu USD- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Trái phiếu kho bạc và trái phiếu Chính phủ khác cũng tăng 3,3% so với quý trước để hỗ trợ các yêu cầu tài trợ của chính phủ. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp giảm 0,9% do khối lượng lớn trái phiếu đáo hạn và lượng phát hành thấp.

Theo ước tính của chuyên gia ADB, thị trường trái phiếu bền vững ở Việt Nam đạt quy mô 800 triệu USD vào cuối tháng 3. Thị trường này bao gồm trái phiếu xanh và các công cụ trái phiếu bền vững do các doanh nghiệp phát hành riêng lẻ và hầu hết có kỳ hạn ngắn.

Mặc dù quy mô còn nhỏ, nhưng trái phiếu xanh đang ghi nhận sự quan tâm ngày càng tăng đối với các công cụ tài chính bền vững và các sáng kiến xanh trong doanh nghiệp. Các trái phiếu bền vững chủ yếu được phát hành bởi các doanh nghiệp và có kỳ hạn ngắn, cho thấy một xu hướng mới trong việc tài trợ các dự án bền vững và thân thiện với môi trường.

Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng trung bình 56 điểm cơ bản đối với tất cả các kỳ hạn do lạm phát trong nước gia tăng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trì hoãn cắt giảm lãi suất điều hành. Lạm phát giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam tăng lên 4,44% trong tháng 5, tiến gần đến mức trần 4,5% của Chính phủ.

Lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn cũng phủ bóng lên các thị trường trái phiếu bền vững tại khu vực ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (ASEAN+3), dẫn tới sự sụt giảm trong hoạt động phát hành trái phiếu bền vững trong quý 1-2024, đạt 805,9 tỉ USD vào cuối tháng 3.

Dòng vốn trái phiếu rút khỏi các thị trường khu vực lên tới 20 tỉ USD trong tháng 3 và tháng 4. Giảm phát chậm hơn kỳ vọng đã củng cố khả năng lãi suất tăng cao hơn trong thời gian dài hơn và thúc đẩy lãi suất trái phiếu ngắn hạn và dài hạn tại cả các nền kinh tế phát triển.

Các đồng tiền khu vực đã giảm giá so với USD và chênh lệch hoán đổi rủi ro tín dụng được nới rộng ở hầu hết các thị trường.

Phần lớn các thị trường chứng khoán trong khu vực tăng điểm nhờ triển vọng kinh tế tốt, nhưng thị trường chứng khoán tại ASEAN đã chứng kiến dòng vốn rút ra ở mức 4,7 tỉ USD.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.