Trái Phiếu Doanh Nghiệp trong giai đoạn “Vàng thau lẫn lộn”

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 28/11/2022

Nói tiếp câu chuyện trái phiếu tuần trước, tuần này nhiều chuyên gia đưa ra nhưng kiến nghị về giải pháp để trả nợ trái phiếu.

Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu sang tài sản có thể là những giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp hiện nay trong bối cảnh dòng vốn vẫn bị hạn chế.

photo-1669562250623

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/11/2022, VN-Index tăng 23,75 điểm (2,51%) lên 971,46 điểm, HNX-Index tăng 5,56 điểm (2,91%) đạt 196,77 điểm, UPCoM-Index tăng 0,91 điểm (1,34%) lên 68,41 điểm. Toàn sàn có 151 mã tăng trần, 524 mã tăng giá, 712 mã đứng giá, 171 mã giảm giá, 57 mã giảm sàn.

Nhiều giải pháp để trả nợ trái phiếu

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho biết cuối tháng 12 tới sẽ có khoảng 21,850 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đáo hạn. Đây không phải là con số quá lớn và các DN có thể xoay xở được. Tuy nhiên bước sang năm 2023 và 2024, lượng TPDN đáo hạn sẽ lên khoảng 231,000 tỉ đồng. Đây là con số quá lớn và áp lực lớn thật sự nếu thanh khoản vẫn không có, ngân hàng vẫn siết tín dụng, thị trường chứng khoán vẫn lao dốc. Khi đó, những DN thiếu năng lực, thiếu uy tín và không có tài sản đảm bảo đối với dự án hình thành trong tương lai sẽ bị áp lực rất lớn và gây ra các rủi ro cho nhà đầu tư (NĐT).

Do vậy, hiện nhiều DN đang đưa ra các giải pháp để xử lý. Đầu tiên là mua lại TPDN trước hạn. Biện pháp thứ 2 là gia hạn thời hạn trái phiếu. Nhưng nếu mua lại thì DN hụt vốn, không còn vốn để phát triển dự án. Một giải pháp nữa là DN xin gia hạn thanh toán. Giải pháp này thì NĐT có thể gặp rủi ro, nhất là đối với các dự án chưa hoàn thành pháp lý hoặc DN không đủ năng lực. Một giải pháp nữa là hoán đổi trái phiếu bằng bất động sản (BĐS).

Theo ông Lê Hoàng Châu, thời gian qua NĐT tham gia rót vốn vào TPDN có nhiều nhóm, có nhóm chọn các DN lớn, dự án hoàn thành pháp lý, có nhóm đầu tư vào các DN nhỏ, dự án còn nằm trên giấy, thậm chí là không có tài sản thế chấp. Việc hoán đổi TPDN sang BĐS là giải pháp khả thi, tốt nhất hiện nay, nhất là đối với DN có năng lực, có thương hiệu và dự án hoàn chỉnh pháp lý. Khi đó các bên sẽ làm thêm phụ lục hợp đồng. Giá trị trái phiếu được công nhận sẽ được hoán đổi BĐS tương đương. Nhưng có thể DN phải chiết khấu thêm cho NĐT để họ thấy được sự công bằng như các khách hàng đang mua BĐS hiện nay được giảm giá, chiết khấu nếu đóng trước 95%.

"BĐS là kênh tích trữ tài sản, tích trữ tiền hàng đầu nên đây là cơ hội rất tốt cho NĐT. Nhưng NĐT cần đánh giá cho đúng từng dự án, từng chủ đầu tư. Như dự án đã đủ pháp lý, gần hoàn thành thì NĐT lựa chọn. Ngoài nỗ lực của DN, cũng cần phải có sự đồng hành của các bên. Như ngân hàng nếu thấy dự án thực hiện được 60 - 70% thì nên cho vay để dự án không bị dở dang, hoàn thành đưa vào sử dụng, giao sản phẩm cho khách hàng. Nhà nước phải vào cuộc tháo gỡ khó khăn về pháp lý và cơ chế để có sản phẩm giao cho NĐT",

Nhiều chuyên gia cho rằng đây là phương án tốt nhất mà các DN có thể đưa ra để đàm phán với trái chủ hiện nay. Bản thân các NĐT có thể xem như đây là cơ hội để đầu tư vào BĐS phù hợp khi giá đã mềm hơn trước đây. Bản thân DN có tài sản nên việc hoán đổi trái phiếu là chuyện bình thường. Việc hợp tác với DN cũng là quyền lợi của trái chủ. Tất nhiên việc đồng ý hoán đổi hay không là quyền của NĐT sau khi xem xét về mức giá của tài sản hoán đổi, điều kiện pháp lý của dự án…

"Những phương án trả nợ như thế nào đối với trái chủ như hoán đổi TPDN sang BĐS, gia hạn thời gian trả nợ hay thậm chí xóa nợ… là các thỏa thuận đôi bên và pháp luật không cấm. DN có thể đưa ra các phương án để thỏa thuận với trái chủ và mọi cam kết sau đó nên được thực hiện", đàm phán với trái chủ càng sớm càng tốt. Hiện tại nguồn vốn của các DN BĐS đang gặp nhiều khó khăn từ việc thắt chặt tín dụng và kiểm soát chặt kênh TPDN.

Nhiều DN đã có chủ trương đề xuất cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu đối với các chủ nợ bằng sản phẩm là các BĐS do DN phát triển. Nếu thực hiện được có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên vì DN sẽ giảm được áp lực rất lớn đối với các khoản nợ đến hạn, còn đối với chủ nợ trái phiếu, đây là giải pháp tối ưu khi nắm giữ được tài sản cụ thể "mắt thấy, tay sờ" thay cho việc nắm giữ một tờ giấy nợ có khả năng trở thành giấy vụn trong trường hợp DN vỡ nợ vì quá khó khăn về thanh khoản.

Ngoài ra khi DN thoát được khó khăn thì khoản đầu tư hoán đổi này có nhiều tiềm năng sinh lời rất lớn do giá trị hoán đổi sẽ thấp. Hơn nữa, giá trị BĐS luôn là một khoản đầu tư an toàn và có xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn đối với nền kinh tế VN. Trên lý thuyết đây là một giải pháp có lợi cho các bên trong bối cảnh thực tại và hoàn toàn khả thi vì khối tài sản BĐS mà các DN đang sở hữu có giá trị gấp nhiều lần nghĩa vụ nợ phải trả. Nhưng để thực hiện thành công, các bên đều phải hết sức thiện chí đồng thời cần có sự hỗ trợ, tháo gỡ một số khó khăn từ phía chính quyền.

Về phía DN, cần chứng minh cho các trái chủ thấy được các khó khăn chỉ là vấn đề thanh khoản tạm thời. Khi nền kinh tế ổn định trở lại, DN có đủ năng lực để hoàn thành các dự án, sản phẩm dang dở để bàn giao cho khách hàng. Giá BĐS dùng để hoán đổi cũng cần tính toán ưu đãi đối với các chủ nợ. Các quy trình, hợp đồng hoán đổi cũng cần phải được xây dựng chặt chẽ, công bằng, phù hợp với pháp luật dân sự và pháp luật kinh doanh BĐS cho từng dự án, sản phẩm cụ thể.

Trong đó, việc hoán đổi nợ thành bất động sản cũng là một lựa chọn.

Việc thực hiện có thể sẽ gặp khó khăn vì số lượng trái chủ nhiều, phân tán, trong khi giá trị các BĐS có thể sẽ khác nhau do ở nhiều vị trí. Trong khi đó, DN có thể đưa ra một hoặc nhiều giải pháp cùng lúc để trái chủ lựa chọn. Ví dụ DN có thể xem xét tách tài sản đảm bảo TPDN với một pháp nhân quản lý riêng. DN có thể chuyển đổi một phần TPDN thành cổ phần tại công ty sở hữu dự án; một phần có thể thỏa thuận gia hạn thêm thời gian trả nợ hoặc hoán đổi thành tài sản. Khi đó, các trái chủ sẽ đánh giá mức độ hoàn thành dự án cũng như giá trị của BĐS để hoán đổi, hoặc cơ hội chuyển đổi sang cổ phần...

"DN có thể đàm phán lại mọi vấn đề với chủ nợ. Quan trọng nhất là DN nên ngồi lại với các chủ nợ càng sớm càng tốt để đưa ra các phương án trả nợ và có sự thỏa thuận trước khi đến hạn thanh toán. Vì để đến sát ngày mà không thể trả được nợ thì uy tín của DN không còn, hệ lụy đó sẽ kéo dài hơn".

Lấy ngân sách lập Quỹ bảo lãnh trái phiếu để giải cứu dòng tiền có khả thi?

So sánh với việc thành lập Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng được thành lập với ý tưởng tương tự. Ý tưởng là xử lý dần dần trước mắt, thu dọn nợ xấu sang một bên để dòng tiền vận hành bình thường trở lại. Giống như vậy, Quỹ bình ổn trái phiếu sẽ tham gia mua lại trái phiếu để thanh khoản thông suốt, doanh nghiệp và nhà đầu tư bớt khó khăn. Tuy vậy, về ý tưởng này, các chuyên gia đặt ra hai vấn đề khó khăn hiện nay.

Thứ nhất, Quốc hội liệu có cho phép sử dụng tiền ngân sách để "cứu" trái phiếu hay không.

Thứ hai, từ bài học xử lý nợ xấu giai đoạn vừa qua (cho dù Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu), song đến nay nợ xấu vẫn chưa thể xử lý xong, cho thấy ý tưởng này có thể sẽ gặp khó khăn nhất định nếu triển khai. Khi đó, không cẩn thận, nền kinh tế thoát được điểm nghẽn này lại rơi vào điểm nghẽn khác, làm quá trình cải cách, tái cơ cấu hệ thống tài chính càng thêm khó khăn.

Ngoài ra, việc tham gia ngân hàng thương mại tham gia "giải cứu" trái phiếu cũng rất khó, Vì Ngân hàng Nhà nước đã có Thông tư 16/2021/TT-NHNN siết hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.

Cần tập trung vào các giải pháp tăng thanh khoản thị trường

Chuyên gia cho rằng, các quy định hiện nay nên tập trung vào việc tăng thanh khoản của thị trường trái phiếu thì thị trường trái phiếu có khả năng sẽ tốt lên.

Cụ thể, Thông tư 16 hiện nay quy định theo hướng làm giảm vai trò tạo lập thị trường trái phiếu của ngân hàng thương mại và một số quy định cũng chưa rõ ràng. Nếu Thông tư 16 cho phép các ngân hàng thương mại được linh hoạt hơn trong việc mua lại trái phiếu đã bán ra của các tổ chức phát hành khác ngân hàng thì thanh khoản thị trường sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, Nghị định 65/2022/NĐ-CP về trái phiếu riêng lẻ siết chặt đối tượng nhà đầu tư mua trái phiếu. Nên siết thêm những quy định về phát hành để tạo nên những hàng hoá chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên, quy định về "người chơi" nên có độ phổ rộng hơn. Cụ thể, nên xem xét lại cái điều kiện để nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia vào trái phiếu riêng lẻ hoặc các loại hình trái phiếu khác.

Bên cạnh đó, nên có thêm hành lang pháp lý để nhà đầu tư được xem là chưa chuyên nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia vào thị trường trái phiếu riêng lẻ, những nhà đầu tư chưa chuyên nghiệp vẫn nên được tiếp cận đầy đủ thông tin của tổ chức phát hành để có thể nhận thức được những rủi ro và lợi nhuận như thế nào.

Hiện nay, thị trường trái phiếu đang trong cảnh "vàng thau lẫn lộn", doanh nghiệp tốt cũng bị nhà đầu tư bán tháo trái phiếu như doanh nghiệp xấu. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, cần có ngay các giải pháp tạo dựng lại niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường.

Bên cạnh đó, nên có những quy định về việc các tổ chức phát hành có những hội đồng trái chủ để có thể có những thỏa thuận đàm phán với trái chủ để trong lúc khó khăn hội đồng trái chủ có thể đồng ý gia hạn thanh toán chi trả cho trái chủ.

Với góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài, ông Kakazu Shogo CEO của PGT Holdings chia sẻ thêm:

"Các doanh nghiệp phải có phương án tái cấu trúc nợ và phải minh bạch cho nhà đầu tư. Có thể lập một hội đồng đàm phán với các trái chủ để cơ cấu lại các khoản nợ".

Đặc biệt ông nhấn mạnh với tư cách là chủ doanh nghiệp điều hành các công ty niêm yết:

"Thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

photo-1669562252800

Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.

Khép lại phiên giao dịch ngày 25/11/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.