Trẻ bị ngạt mũi về đêm: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh hiệu quả

Sức khỏe
03:21 PM 14/01/2021

Trẻ bị ngạt mũi về đêm là tình trạng xảy ra khá phổ biến, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa khi cơ thể bé trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.

Nội dung:
  • 1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm
  • 2. Ngạt mũi khi đi ngủ xảy ra nghiêm trọng hơn do đâu?
  • 3. Triệu chứng khi trẻ bị ngạt mũi về đêm
  • 4. Cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm
  • 5. Cách phòng ngừa để trẻ không bị ngạt mũi về đêm

Trẻ bị ngạt mũi về đêm thường là tình trạng xảy ra với những triệu chứng ở trẻ xuất hiện như trẻ bị khó thở, trẻ quấy khóc và khiến cha mẹ lo lắng.

Kèm theo đó, trẻ có thể xuất hiện một vài dấu hiệu khác. Tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm xảy ra, phụ huynh cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để hiểu rõ tình trạng bệnh ở trẻ cũng như lựa chọn biện pháp chăm sóc trẻ kịp thời cải thiện tình trạng sức khỏe của trẻ.

Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra nguyên nhân trẻ bị ngạt mũi về đêm và cách điều trị để các mẹ có thêm kinh nghiệm bảo vệ sức khỏe con yêu.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngạt mũi về đêm ở trẻ, đặc biệt là khi hệ hô hấp của bé không được chăm sóc và giữ vệ sinh đúng cách.

- Ô nhiễm không khí, khói bụi làm mũi trẻ bị dị ứng: Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khách quan hàng đầu khiến bé bị ngạt mũi về đêm, đặc biệt là khi tình trạng ô nhiễm khắp nơi ngày càng trầm trọng. Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm Ô nhiễm không khí trong nhà là gì? Mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí trong nhà và sức khỏe lá phổi.

- Khói thuốc lá: Các nguyên cứu khoa học đã chứng minh, hút thuốc lá thụ động gây hại cho sức khỏe gấp nhiều lần so với hút thuốc là trực tiếp. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của hệ hô hấp và sức đề kháng của cơ thể.

- Sử dụng điều hòa không đúng cách: Việc sử dụng điều hòa nhiệt độ không đúng cách sẽ làm giảm độ ẩm trong không khí, gây nên tình trạng khó thở ở trẻ. Đặc biệt, khi ở trong môi trường điều hòa quá lâu sẽ khiến bé trở nên nhạy cảm hơn với thời tiết và môi trường bên ngoài.

trẻ bị ngạt mũi về đêm

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khách quan hàng đầu khiến bé bị ngạt mũi về đêm - Ảnh Internet

- Trẻ bị dị ứng đồ ăn: Khi không thích ứng được với các loại thức ăn được đưa vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng phù mao mạch ở mũi, nặng hơn có thể gây ra tắc nghẽn đường thở.

- Mọc răng: Quá trình mọc răng có thể khiến các dây thần kinh ở bộ phận tai - mũi - họng phải chịu nhiều áp lực khiến trẻ gặp phải khó khăn trong quá trình hô hấp

- Trẻ bị cảm hoặc bệnh khác có mang vi rút khiến trẻ bị ho và nghẹt mũi. Bệnh viêm xoang mũi cũng là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng ngạt mũi ở trẻ.

- Dị ứng: Dị ứng cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết thay đổi, bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, niêm mạc hô hấp của trẻ sẽ có xu hướng phù nề, do đó làm tăng dẫn lưu dịch và gây ra một loạt các triệu chứng như chảy nước mắt, đỏ mắt, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngạt mũi,...

Ngoài ra, dị ứng có thể gây phát ban và làm da bé bị ngứa dữ dội. Tình trạng này sẽ khiến trẻ bứt rứt, khó ngủ và hay quấy khóc. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm.

2. Ngạt mũi khi đi ngủ xảy ra nghiêm trọng hơn do đâu?

Thực tế, tình trạng nghẹt mũi có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày đối với trẻ nhỏ và thậm chí nghẹt mũi có thể kéo dài cả ngày. Tuy nhiên, trẻ bị ngạt mũi về đêm thường xảy ra nghiêm trọng hơn đặc biệt khi đi ngủ do đâu?

Ngạt mũi về đêm và khi ngủ xảy ra nghiêm trọng hơn do ở tư thế nằm, đối với lượng máu đến đầu cũng tăng lên và kéo theo tăng lưu lượng máu vùng mũi. Muốn thích nghi với điều này, mạch máu nhỏ ở mũi bị giãn ra nhiều hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng viêm mũi tăng lên và mũi bị sưng, kèm theo đó là đau hơn.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh hiệu quả - Ảnh 3.

Tình trạng nghẹt mũi có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày đối với trẻ nhỏ và thậm chí nghẹt mũi có thể kéo dài cả ngày - Ảnh Internet

Chưa kể, khi nằm, dịch nhầy trong khoang mũi còn bị giữ lại và tích tụ trong các khoang mũi không thoát ra ngoài được. Điều này cũng gây cản trở đường thở dẫn tới việc hít thở của người bệnh đặc biệt trẻ nhỏ trở nên khó khăn hơn.

Đây là nguyên nhân chính khiến ngạt mũi khi đi ngủ xảy ra nghiêm trọng hơn.

3. Triệu chứng khi trẻ bị ngạt mũi về đêm

Tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm còn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng đi kèm khác như:

- Trẻ có thể bị ho.

- Hắt hơi kèm ngạt mũi.

- Trẻ bị chảy nước mũi ban đêm.

- Ngủ ngáy là dấu hiệu cho biết trẻ đang bị ngạt mũi về đêm.

- Hơi thở trẻ nặng nề.

- Trẻ có thể bị sốt nếu mắc một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

4. Cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm

Ngạt mũi tuy không quá nghiêm trọng nhưng cũng có thể làm bé khó chịu nếu bệnh tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài. Khi trẻ bị ngạt mũi, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau để chữa dứt điểm cho bé:

Nhỏ nước muối nhỏ mũi

Sử dụng nước muối sinh lý là biện pháp hữu hiệu để điều trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn có thể nhỏ nước muối vào hai hốc mũi của trẻ để làm giảm chất nhầy, một ngày nhỏ 3 lần để đem lại kết quả tốt nhất. Tình trạng ngạt mũi về đêm của bé sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh hiệu quả - Ảnh 4.

Chăm sóc trẻ đúng cách giúp giảm tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm hiệu quả - Ảnh Internet

Nâng cao đầu khi ngủ cho trẻ

Khi bé ngủ, bạn nên kê gối cao để bé được ngủ ngon hơn cũng như giúp bé thở tốt hơn, do đó làm giảm tình trạng ngạt mũi. Đây được xem là biện pháp có tác dụng hiệu quả trong việc giúp giảm tình trạng ngạt mũi khó chịu ở trẻ về đêm.

Sử dụng máy hoặc dụng cụ hút mũi

Tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm kéo dài khiến phụ huynh lo lắng. Đặc biệt tình trạng ngạt mũi về đêm kéo dài còn khiến bé khó chịu. Lúc này, phụ huynh có thể lựa chọn sử dụng máy hoặc dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy trong mũi bé.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng máy hoặc dụng cụ hút mũi cho trẻ cần lưu ý: Trước khi hút mũi cho trẻ cần nhỏ nước muối sinh lý vào 2 bên mũi của con. Sau đó chờ vài giây rồi cho con nằm nghiêng rồi mới bắt đầu tiến hành hút mũi cho bé.

Hút mũi cho trẻ có thật sự cần thiết khi trẻ bị ngạt mũi. Đọc thêm kiến thức qua bài viết: Điều trị viêm xoang cho trẻ cần lưu ý gì? Hút mũi cho trẻ có thật sự cần thiết?

Xông hơi

Xông hơi cũng được xem là một biện pháp giúp trẻ bị ngạt mũi về đêm dễ chịu hơn. Biện pháp này được thực hiện như sau:

Đặt máy làm ẩm hoặc một bình phun nước mát trong phòng sẽ làm tăng độ ẩm không khí, giúp cải thiện tình trạng ngạt mũi ở trẻ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho bé tắm hơi cùng bạn, điều này cũng mang lại hiệu quả tương tự, giúp mũi của bé thông thoáng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lau chùi các thiết bị này vì chúng có nguy cơ gây nấm mốc cực kỳ cao.

5. Cách phòng ngừa để trẻ không bị ngạt mũi về đêm

Trẻ bị ngạt mũi về đêm còn gây ra nhiều lo lắng cho phụ huynh và khiến trẻ khó chịu. Vậy phòng ngừa bằng cách nào để trẻ không bị ngạt mũi về đêm?

- Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, che chắn và đeo khẩu trang khi ra ngoài.

- Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá và các loại khí độc hại.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh hiệu quả - Ảnh 5.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm cần đảm bảo độ ẩm không khí đặc biệt thời tiết mùa đông đang diễn ra - Ảnh Internet

- Đảm bảo độ ẩm không khí khi sử dụng điều hoà, không để nhiệt độ điều hòa chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời.

- Không để bé trong nhà quá lâu. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm giúp cơ thể sản sinh ra vitamin D và tăng cường hệ miễn dịch, hoàn thiện hệ hô hấp.

- Khi bé bị ngạt mũi về đêm, sử dụng khăn ấm đắp lên mũi trẻ hoặc mát-xa hai bên sống mũi giúp việc lưu thông máu tốt hơn.

- Lưu ý khi chọn thức ăn cho trẻ. Thực tế cho thấy khá nhiều loại thực phẩm có thể gây dị ứng đường hô hấp ở trẻ như: bơ lạc, một số loại sữa,...

- Không tự ý sử dụng kháng sinh khi trẻ bị viêm tai - mũi - họng. Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

- Nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ nếu tình trạng viêm mũi, ngạt mũi kéo dài để đảm bảo bé không mắc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp: viêm xoang cấp, viêm phổi,....


Bùi Thảo Ngân
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Hà Nội: Sau 10 năm, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần

Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người của người Hà Nội năm 2010 đạt khoảng 2 triệu đồng/tháng thì đến năm 2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng, tăng gấp 3 lần sau hơn 10 năm.