Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?
Kinh nguyệt xuất hiện là dấu hiệu cho thấy con gái của bạn đang bước vào giai đoạn dậy thì. Vậy trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?
- 1. Những điều cần biết về kinh nguyệt
- 2. Kinh nguyệt bị chậm ở tuổi dậy thì có sao không?
- 3. Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?
- 4. Kinh nguyệt không đều thường xuyên có ảnh hưởng như thế nào?
- 5. Biện pháp giúp kinh nguyệt đều đặn ở tuổi dậy thì
1. Những điều cần biết về kinh nguyệt
1.1 Độ tuổi kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện là khi nào?
Trong độ tuổi từ 10 đến 15, hầu hết các bé gái sẽ có kinh nguyệt lần đầu, nhưng một số lại có kinh sớm hơn hoặc muộn hơn. Điều này là do sự phát triển ở mỗi trẻ khác nhau. Có trẻ sẽ dậy thì nhanh hơn những trẻ khác cùng độ tuổi.
Tuy nhiên, nếu trẻ đã 16 tuổi và bạn vẫn chưa thấy con có kinh nguyệt thì bạn nên đưa con đi khám để đảm bảo sức khỏe của con vẫn tốt và con vẫn đang phát triển bình thường.
1.2. Làm thế nào để tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác?
Chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng số ngày từ khi bắt đầu có kinh đến khi bắt đầu có kinh lần sau. Chu kỳ này thường được gọi là chu kỳ 28 ngày. Nhưng 28 chỉ là một con số trung bình mà các bác sĩ sử dụng. Độ dài chu kỳ kinh nguyệt ở các bé gái có thể khác nhau, một số là 24 ngày, một số là 34 ngày.
Ngoài ra, ở một số trẻ, độ dài chu kỳ kinh nguyệt có thể khác nhau mỗi tháng, đặc biệt là trong hai năm sau khi trẻ bắt đầu có kinh lần đầu tiên.
2. Kinh nguyệt bị chậm ở tuổi dậy thì có sao không?
Vậy trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không? Khi mới bắt đầu có kinh nguyệt, đặc biệt là trong khoảng thời gian hai năm sau khi có kinh, sẽ có những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của bé gái. Vì vậy, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt không đều là điều bình thường
Kinh nguyệt không đều trong vài năm đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Chu kỳ có kinh của các bé gái có thể khác nhau, nhưng trung bình cứ sau khoảng 21 đến 35 ngày kể từ ngày đầu tiên có kinh, kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần thứ hai.
Độ dài thời gian có kinh mỗi tháng có thể khác nhau
Số ngày có kinh của bé gái thay đổi cũng là điều bình thường. Đôi khi con có thể có kinh chỉ trong 2 ngày, đôi khi có thể kéo dài cả tuần. Đó là do mức độ hormone cơ thể tạo ra giữa các chu kỳ có thể khác nhau và điều này ảnh hưởng đến số lượng và thời gian kinh nguyệt xuất hiện.
Con trễ kinh 3 tháng trở lên cần đi khám bác sĩ
Nếu thấy con bị chậm kinh 1 đến 2 tháng, bạn không nên quá lo lắng mà hãy theo dõi thêm chu kỳ kinh của con. Nếu qua tháng thứ 3 sau lần có kinh đầu tiên mà kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện trở lại thì bạn nên đưa con đi khám bác sĩ ngay.
3. Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?
Kinh nguyệt không đều có thể xảy ra vì nhiều lý do, nhưng phần lớn nguyên nhân liên quan đến nồng độ hormone.
Estrogen, progesterone và hormone kích thích nang trứng là những hormone chính chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có điều gì đó làm gián đoạn hoặc thay đổi cách các hormone này tăng và giảm trong mỗi chu kỳ, chúng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Bên cạnh đó, các yếu tố sau cũng có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều:
- Thay đổi nội tiết tố tự nhiên
- Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố
- Căng thẳng
- Tập thể dục quá sức
- Giảm cân.
4. Kinh nguyệt không đều thường xuyên có ảnh hưởng như thế nào?
Kinh nguyệt không đều thường không có hại. Tuy nhiên, sự bất thường liên tục hoặc dài hạn có thể làm tăng nguy cơ:
- Thiếu máu do thiếu sắt: Máu có chứa sắt. Nếu kinh nguyệt ra nhiều hoặc thường xuyên, bé gái có thể gặp phải tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng.
- Vô sinh: Kinh nguyệt không đều khiến quá trình rụng trứng không thể diễn ra. Vì vậy, điều này có nghĩa là con sẽ có khả năng khó mang thai sau này.
- Loãng xương: Trong quá trình rụng trứng,cơ thể bé gái sẽ được cung cấp một nguồn estrogen giúp giữ cho xương chắc khỏe. Nếu quá trình rụng trứng không diễn ra do kinh nguyệt không đều, con có thể có nguy cơ cao bị loãng xương do có ít estrogen hơn.
- Bệnh tim mạch: Tương tự, thiếu estrogen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tăng sản nội mạc tử cung: Nếu kinh nguyệt không đều trong một thời gian dài mà không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung, đó là khi niêm mạc tử cung trở nên dày bất thường. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Đọc thêm:
- Kinh nguyệt bình thường có màu gì? Kinh nguyệt ra nhiều máu đỏ tươi có sao không?
- Nếu không muốn rước họa vào thân, bạn chớ làm những điều này trong kỳ kinh nguyệt
5. Biện pháp giúp kinh nguyệt đều đặn ở tuổi dậy thì
Để con bước vào tuổi dậy thì thoải mái và không phải lo lắng về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, bạn hãy khuyên nhủ, động viên và giúp đỡ con áp dụng những cách đơn giản sau nhé:
- Tập yoga
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Tập thể dục thường xuyên
- Uống bổ sung vitamin hằng ngày
- Ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng có nhiều loại trái cây như táo, dứa,...
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?” Có thể nói, trễ kinh ở tuổi dậy thì đa phần là tình trạng bình thường, tuy nhiên nếu trễ kinh quá lâu và liên tục lại là vấn đề đáng quan tâm. Khi con gái của bạn bước vào tuổi dậy thì và bắt đầu có kinh nguyệt, bạn hãy chủ động quan tâm đến con nhiều hơn nhé!
Nguồn tham khảo:
1. What to know about irregular periods
2. I'm 19. Is it Normal to Still Have Irregular Periods?
3. How to Get Regular Periods Naturally: 8 Home Remedies for Irregular Periods
Phạm Trang
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.