Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ mà phụ huynh tuyệt đối không nên bỏ qua
Mỗi năm số ca mắc sốt xuất huyết ở trẻ càng ngày càng tăng lên với tỷ lệ tử vong cao. Tìm hiểu triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ có tác dụng giúp phụ huynh chăm sóc trẻ an toàn hơn.
- 1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ là gì?
- 2. Các giai đoạn sốt xuất huyết ở trẻ
- 3. Cách chăm sóc và điều trị bệnh ở trẻ
Sốt xuất huyết là căn bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ em hơn người lớn bởi vì cơ thể chưa hoàn thiện sức đề kháng. Chính vì thế, việc nắm được những thông tin sau là điều vô cùng cần thiết để phòng tránh bệnh cho trẻ.
1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ là gì?
Sốt xuất huyết ở trẻ gây ra khi virus Dengue xâm nhập và tấn công cơ thể thông qua vật chủ trung gian là muỗi vằn cái đốt. Ở giai đoạn đầu, trẻ em ở thể nhẹ sẽ có những triệu chứng như sốt cao, đau khớp, nổi phát ban.
Tuy nhiên khi sang thể nặng sẽ có thêm hiện tượng tụt huyết áp đột ngột, chảy máu hay thậm chí tử vong nếu không điều trị sớm. Thời gian ủ bệnh của sốt xuất huyết là từ 8 - 11 ngày vì thế bạn không nên chủ quan khi bắt đầu có những dấu hiệu.
Cách lây truyền sốt xuất huyết xảy khi khi muỗi vằn cái mang bệnh đốt người bình thường và virus lúc này sẽ xâm nhập vào máu. Còn nếu bệnh nhân đã nhiễm virus trước đó thì virus sẽ truyền sang muỗi. Với trẻ đã từng mắc bệnh sốt xuất huyết và được điều trị thì cơ thể đã sản sinh ra hệ miễn dịch chống lại virus. Tuy nhiên vẫn có khả năng mắc 3 chủng còn lại.
Đọc thêm:
- Bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm ở trẻ chỉ qua triệu chứng sốt, phát ban và vết loét ở miệng
- Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, chuyên gia hướng dẫn cách phòng ngừa và điều trị tại nhà đơn giản mà hữu hiệu
2. Các giai đoạn sốt xuất huyết ở trẻ
Ở từng giai đoạn mà triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ cũng khác nhau như sau:
2.1. Giai đoạn sốt
Đây là giai đoạn đầu tiên khi trẻ mới bị bệnh. Lúc này trẻ thường xuất hiện tình trạng sốt cao 39 - 40 độ kéo dài 2 - 5 ngày đầu không có dấu hiệu giảm dù đã sử dụng thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó, còn có những dấu hiệu khác là đau mỏi người, hắt hơi, sổ mũi, chán ăn.
Thậm chí trên người trẻ sẽ có những nốt phát ban đỏ kèm theo hiện tượng chảy máu mũi, chảy máu chân răng.
Tuy nhiên bạn cần biết là không phải tất cả trẻ nào bị sốt xuất huyết cũng có biểu hiện xuất huyết. Do đó dù không có dấu hiệu nhưng nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nặng và thậm chí tử vong.
2.2. Giai đoạn nguy hiểm
Vào ngày thứ 3 - 7, tuy trẻ đã hạ sốt nhưng đây lại là giai đoạn nguy hiểm nhất vì lúc này tính thấm thành mạch tăng và và gây ra các triệu chứng thoát huyết tương như sau:
- Trẻ đi tiểu ít hơn.
- Tinh thần mệt mỏi, lờ đờ, kém tỉnh táo.
- Da, đầu chi lạnh.
- Mạch đập nhanh và nhỏ.
- Tụt huyết áp, khó đo được huyết áp của trẻ.
- Trẻ bị đau bụng.
- Thường xuyên cảm thấy khát nước.
- Xuất huyết nội tạng hoặc xuất huyết dưới da trẻ.
- Huyết áp kẹt hay huyết áp tâm trương tăng/ tâm thu giảm.
- Tình trạng chướng bụng vì thoát huyết tương.
2.3. Giai đoạn phục hồi
Khi trẻ đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm từ 48 - 72 tiếng, cơ thể trẻ bắt đầu có biểu hiện phục hồi. Huyết áp trẻ lúc này dần trở lại bình thường, có cảm giác thèm ăn, đi tiểu nhiều hơn. Khi trẻ được xét nghiệm máu sẽ thấy số lượng tiểu cầu trở về ổn định, số lượng bạch cầu tăng nhanh.
3. Cách chăm sóc và điều trị bệnh ở trẻ
Để giảm nguy cơ biến chứng bạn cần thực hiện các điều sau khi trẻ bị sốt xuất huyết:
3.1. Hạ sốt cho bé
Khi bé bắt đầu có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ C thì bạn cần cho uống thuốc Paracetamol để hạ sốt. Nếu sau 4 - 6 tiếng chưa hạ sốt thì bạn có thể cho uống thêm theo liều chỉ định. Cùng với đó, để hạ sốt nhanh hơn bạn hãy sử dụng khăn ấm để chườm vào các khu vực nách bẹn, trán.
3.2. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Tuy giai đoạn này trẻ chán ăn nhưng bạn vẫn cần bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng khoa học. Bạn không nên ép trẻ ăn mà nên chọn các món trẻ thích nhưng vẫn đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Các bữa có thể chia thành nhiều lần trong ngày để trẻ hấp thu dễ dàng hơn.
3.3. Bổ sung nước cho trẻ
Bổ sung cước là điều cực kỳ cần thiết khi mắc sốt xuất huyết bởi trẻ không thể tránh khỏi tình trạng mất nước. Những loại nước như nước lọc, nước hoa quả hay nước cung cấp điện giải đều tốt cho trẻ trong giai đoạn này.
Thời điểm này trẻ cũng cần tránh vận động mạnh mà nên nghỉ ngơi tại nhà. Ngoài ra, khi chăm sóc bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu có những dấu hiệu sau:
- Không hạ sốt, sốt li bì dù đã uống thuốc hạ sốt.
- Các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên.
- Nôn nhiều.
- Chân tay lạnh dù đã chườm nóng.
- Môi và da trở nên tím tái.
- Những điều không nên làm.
Ngoài ra những điều sau bạn cũng cần tránh khi chăm sóc trẻ:
- Không tuỳ ý sử dụng thuốc Aspirin và Ibuprofen vì có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày.
- Không cạo gió, cắt lễ cho trẻ vì có thể gây nhiễm trùng khiến bệnh nặng hơn.
- Không tự ý truyền dịch cho bé mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.
- Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm có màu đỏ hay đen vì xét nghiệm có thể gây tình trạng hiểu nhầm xuất huyết hệ tiêu hoá.
Trên đây là những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ mà bạn nên biết để kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì thế bạn nên thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ ngay từ hôm nay.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.