"Trợ lực nào" cho chu kỳ mới của thị trường bất động sản

Đầu tư và Tiếp thị
08:33 AM 15/01/2025

Chốt phiên giao dịch ngày 14/1, VN-Index dừng ở mức 1229,07 điểm, hạ 6,58 điểm (0,53%); VN30-Index giảm 9,11 điểm (0,7%), còn 1289,23 điểm. HNX-Index dừng ở mức 218,27 điểm, giảm 1,35 điểm (0,61%); HNX30-Imdex giảm 3,86 điểm (0,85%), còn 448,07 điểm.

"Trợ lực nào" cho chu kỳ mới của thị trường bất động sản- Ảnh 1.

Năm 2024 vừa qua, ba luật lớn cùng nhiều chính sách liên quan đã chính thức có hiệu lực, báo hiệu một chu kỳ mới cho thị trường bất động sản nhà ở từ năm 2025.

Theo các chuyên gia một chu kỳ mới của ngành bất động sản đang bắt đầu, dựa trên ba trợ lực chính.

Đầu tiên là lãi suất đạt mức thấp sau một giai đoạn duy trì ở mức cao. Từ đầu năm 2023, NHNN đã giảm lãi suất điều hành 4 lần, đưa lãi suất tái cấp vốn hiện tại xuống mức 4,5% (thấp hơn cả giai đoạn Covid-19 năm 2020). Lãi suất cho vay trung và dài hạn hiện dao động quanh mức 6,7 - 9,1% (thời điểm giữa năm 2023 dao động 9,3% - 11,4%).

Lãi suất tiền gửi đang có dấu hiệu tăng dần để thu hút thanh khoản (tăng từ 0,1 - 0,7%/năm trong nửa đầu tháng 11/2024), điều này có thể gây áp lực nhẹ lên lãi suất cho vay trong thời gian tới. Tuy nhiên theo các chuyên gia, ngay cả khi lãi suất tăng trong ngắn hạn, điều này sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến thị trường bất động sản nhà ở.

Việc lãi suất cho vay tăng vừa phải có thể khuyến khích dòng vốn chảy vào bất động sản dân cư, do kỳ vọng rằng lãi suất đã chạm đáy và tâm lý nhà đầu tư muốn tận dụng chi phí vay vốn tương đối thuận lợi để đầu tư.

Trợ lực thứ hai là cơ sở hạ tầng cải thiện giảm tải cho nội thành và tăng cường kết nối giữa các tỉnh vùng ven, khu vực ngoại ô với trung tâm thành phố.

Tại Hà Nội, trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng mức đầu tư công dự kiến đạt 340.153 tỷ đồng, tăng 36% so với giai đoạn 2016 - 2020. Đầu tư công năm 2025 chủ yếu sẽ đến từ các dự án giao thông trọng điểm như Vành đai 4 và Vành đai 3,5, tăng kết nối khu vực trung tâm với khu Đông, khu Tây và các tỉnh lân cận.

Đối với TP HCM, địa phương này sẽ ưu tiên triển khai 59 dự án giao thông với tổng ngân sách lên tới 231,000 tỷ đồng, tương đương 9,4 tỷ USD để giảm áp lực cho các khu vực nội thành. Các dự án trọng điểm như Sân bay Long Thành và Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ góp phần thúc đầy các dự án nhà ở tại Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.

Cuối cùng là việc thi hành các luật BĐS sửa đổi kỳ vọng sẽ giải quyết những nút thắt hiện hữu của thị trường. Tuy nhiên, việc thay đổi khung pháp lý cũng dẫn đến sự đánh đổi giữa việc giải quyết các nút thắt pháp lý về nguồn cung (định giá đất, đấu giá đất) và chi phí dự kiến tăng trong toàn bộ quá trình phát triển bất động sản.

Bất động sản nhà ở tăng mạnh

Năm 2025 đánh dấu sự mở đầu giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ và bền vững của thị trường bất động sản trong thời gian tới với các thông tin ngày càng minh bạch, rõ ràng

Nguồn cung bất động sản sẽ giảm bớt sự phân hóa theo khu vực nhưng cơ cấu nguồn cung vẫn chủ yếu là sản phẩm cao cấp, hạng sang. Tuy nhiên phân khúc bình dân sẽ được cải thiện rõ rệt hơn nhờ vào sự gia tăng của các dự án nhà ở xã hội. Trong bất động sản nhà ở, căn hộ chung cư tiếp tục xu hướng tăng và duy trì vị trí dẫn đầu về nguồn cung, nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu ở các chủ đầu tư lớn.

Nhóm chuyên gia dự báo sức mua trong năm 2025 sẽ tập trung tại thị trường "dẫn sóng" là các đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương và một số thị trường "theo sóng" là các đô thị vệ tinh của các tỉnh thành "dẫn sóng".

Tại miền Bắc, thị trường dẫn sóng dự báo tiếp tục là Hà Nội; các khu vực theo sóng là Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, tập trung nhiều sự quan tâm vào loại hình căn hộ, nhà thấp tầng dự án, nhà riêng lẻ. Tại miền Trung, thị trường dẫn sóng là Đà Nẵng với nhu cầu tập trung nhiều tại phân khúc căn hộ trung, cao cấp; thị trường theo sóng là Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Bình, Huế, Bình Định thu hút khách hàng đối với các loại hình căn hộ và nghỉ dưỡng.

Tại miền Nam, dự báo TP.HCM và Bình Dương tiếp tục là thị trường "dẫn sóng" nhờ sự quan tâm của nhóm khách có nhu cầu mua ở thực tại TP HCM, các địa phương lân cận và khách hàng phía Bắc. Thị trường theo sóng là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Về thị trường 2025 dựa trên 3 kịch bản, trong đó nghiêng nhiều về kịch bản kỳ vọng. Ở kịch bản này, guồn cung mới tăng 30 - 40%, lãi suất thả nổi ở mức 10 - 12%, giá bán tăng 10 - 15% và tỷ lệ hấp thụ đạt 35 - 40%.

Nguồn cung mới trong tương lai dự kiến được bổ sung đáng kể khi chính phủ và các địa phương tập trung tháo gỡ dần các vướng mắc pháp lý cho các dự án theo mức độ ưu tiên từ dễ đến khó, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn.

Trong năm 2025, thị trường có thể đón nhận khoảng 43.300 sản phẩm mới, trong đó miền Nam chiếm phần lớn với 36,2% tổng nguồn cung, thị trường miền Bắc và miền Trung chiếm lần lượt 31,5% và 20,7%. Thị trường thứ cấp không còn tình trạng cắt lỗ và dần tăng trở lại mức tăng trưởng giá bán 5 - 10% ở hầu hết các phân khúc.

"Năm 2025, thị trường bất động sản Việt Nam đã sẵn sàng chạy đà cho một chu kỳ tăng trưởng mới. Dù vẫn còn nhiều thách thức nhưng thị trường được dự báo sẽ phát triển minh bạch, ổn định, bền vững hơn khi các yếu tố vĩ mô dần đi vào ổn định, các bên sẵn sàng "tăng tốc" với tâm thế mới, nguồn cung dự báo cải thiện hơn và niềm tin trở lại, kéo theo nhu cầu tăng"

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư trong năm 2025.

PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Trong giai đoạn tới PGT Holdings tiếp tục phát huy điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 của doanh nghiệp đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng".

Tại sự kiện, các nhà đầu tư Nhật Bản đã được tham quan, trao đổi và tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư Việt Nam. Được chuyên gia trong lĩnh vực phân tích sâu sắc về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, những cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đang đối mặt, triển vọng và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, các diễn giả đã cung cấp thông tin kinh tế, thương mại, đầu tư, chính sách và dự báo tiềm năng của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo.

"Trợ lực nào" cho chu kỳ mới của thị trường bất động sản- Ảnh 2.

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo _CEO PGT Holdings cũng chia sẻ nhiều thông tin, nhận định hữu ích về tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư cùng với dự báo, nhận định xu hướng trong thời gian sắp tới cho các nhà đầu tư.

Những chia sẻ thực tế, chuyên sâu từ các chuyên gia đã nhận được sự đánh giá cao của các nhà đầu tư tiềm năng. Thông tin giá trị này không chỉ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về thị trường Việt Nam mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt trong tương lai.

"Trợ lực nào" cho chu kỳ mới của thị trường bất động sản- Ảnh 3.

Khép lại phiên giao dịch ngày 14/1/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 7,000 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách

Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.