Trong giai đoạn mở cửa sắp tới, TP.HCM sẽ tiến hành chiến lược điều trị Covid-19 thế nào?
Trong buổi họp báo chiều ngày 18/9, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM có trả lời về chiến lược điều trị Covid-19 trong giai đoạn mở cửa sắp tới của thành phố.
Cụ thể, hiện nay TP.HCM sẽ dần nới lỏng giãn cách xã hội tùy theo tình hình thực tiễn của dịch, đặc biệt là tình hình bao phủ vaccine trên địa bàn thành phố sắp tới. Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhấn mạnh chủ trương “Khi an toàn mới mở cửa, khi mở cửa phải thì đảm bảo an toàn”.
Phía Y tế của thành phố đã thực hiện tiêm vaccine hơn 90% mũi 1 và hơn 20% mũi 2 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Trong thời gian sắp tới, thành phố cố gắng đi theo lộ trình tiến tới đạt 100% số người tiêm cả mũi 1 và mũi 2.
Tính đến ngày 17/9, TP.HCM đã triển khai tiêm được 8.666.552 mũi vaccine (tăng 103.689 mũi vaccine so với ngày 16/9). Trong đó, tổng số mũi 1 là 6.713.412 còn số mũi 2 là 1.954.140, số người được tiêm trên 65 tuổi, người có bệnh nền là 1.013.592.
Theo đó, đến khi đạt được trạng thái bao phủ vaccine toàn bộ, chiến lược điều trị của thành phố là tập trung quản lý và điều trị các ca F0 phát hiện trong cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông tin về tình hình y tế. Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM
Hơn nữa, thành phố cũng sẽ tăng cường hệ thống điều trị tại các bệnh viện để phát hiện kịp thời các ca có diễn biến chuyển nặng và chuyển vào bệnh viện ở tầng 2,3 để hạn chế các ca tử vong. Đồng thời, TP.HCM cũng đẩy mạnh xét nghiệm để liên tục phát hiện kịp thời và điều trị các ca mắc mới có nguy cơ cao.
Đối với vấn đề chọn phương pháp xét nghiệm bằng dịch tỵ hầu thay vì bằng nước bọt hay mồ hôi, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, có lý giải như sau.
Hiện nay, phương pháp phổ biến được sử dụng là phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên bằng dịch tỵ hầu. Về mặt khoa học, vùng tỵ hầu là vùng sâu bên trong, có độ kín và mật độ vi rút tương đối cao, cũng như không bị ảnh hưởng bởi các hợp chất khác nên đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu cũng cho biết thêm, số bệnh nhân nặng mới nhập viện được thống kê đang giảm nhiều ở các tầng điều trị so với các thời điểm trước. Hiện tại, các bác sĩ đang cố gắng hết sức cứu chữa các trường hợp bệnh nặng trong các trung tâm hồi sức, hy vọng trong thời gian tới, số ca bệnh sẽ giảm đáng kể.
Đặng SơnTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.