Trồng rừng để thoát nghèo ở huyện Võ Nhai
Đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đã xác định nâng cao chất lượng, năng suất rừng trồng, tập trung phát triển những sản phẩm chủ lực là mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội.
Võ Nhai là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, tổng diện tích đất có rừng của huyện là trên 60 ngàn ha, bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tự nhiên, được quy hoạch theo hướng phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế trong sản xuất lâm nghiệp của địa phương. Thêm vào đó huyện Võ Nhai luôn quan tâm đến các giá trị về phòng hộ, bảo vệ môi trường rừng, bảo vệ đa dạng sinh học với các nguồn gen đặc hữu, quý hiếm; giữ gìn các giá trị lịch sử đi đôi với khai thác tiềm năng du lịch.
Trong những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Võ Nhai luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành từ tỉnh đến chính quyền địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban ngành do vậy các chỉ tiêu về phát triển lâm nghiệp thực hiện đạt và vượt so với kế hoạch được giao. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng tự nhiên để trồng rừng cơ bản được kiểm soát, diện tích rừng phòng hộ được quản lý bảo vệ nghiêm ngặt. Tình trạng vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm qua từng năm.
Công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng bước đầu đã có sự đồng bộ, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đã có sự chỉ đạo chặt chẽ việc sử dụng đất rừng để thu hút các dự án phát triển kinh tế không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; việc chuyển đổi rừng sang mục đích khác được kiểm soát chặt chẽ. Một trong những nỗ lực, cố gắng và đạt được kết quả nổi bật của huyện Võ Nhai là việc giám sát chuyển mục đích sử dụng rừng và việc thực hiện các chương trình, dự án về lâm nghiệp cũng như công tác phát triển rừng trên địa bàn.
Đi đôi với việc quản lý, bảo vệ rừng Hạt Kiểm lâm huyện Võ Nhai đã tham mưu cho UBND huyện ban hành nhiều chương trình phát triển kinh tế từ rừng, từ đó giúp nhân dân xoá đói, giảm nghèo nhiều hộ dân đã làm giàu từ kinh tế đồi rừng. Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025, trong đó xác định phát triển công nghiệp chế biến lâm sản gắn với quá trình cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, đồng bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
Ông Hoàng Văn Thức, chủ tịch UBND xã Phương Giao cho biết: Địa phương có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cáo, chính vì vậy để thoát nghèo UBND xã đã xác định nông, lâm nghiệp là hướng phát triển kinh tế bền vững. Chúng tôi luôn tuyên truyền vận động nhân dân trồng rừng, giữ rừng. Để làm tốt công tác bảo vệ rừng thì việc đảm bảo sinh kế cho người dân tại khu vực có đất có rừng là vấn đề then chốt, bởi nếu cuộc sống của người dân được đảm bảo thì chính họ là những người giữ rừng tốt nhất.
Huyện Võ Nhai luôn khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến lâm sản nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ; giảm cơ sở chế biến quy mô nhỏ, thủ công; giảm tỷ lệ sản phẩm chế biến thô, sản phẩm chế biến từ nguyên liệu gỗ nhỏ. Thực hiện liên kết sản xuất chế biến gỗ theo chuỗi giá trị, thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tạo các vùng nguyên liệu tập trung cung cấp cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.
Quang HưngBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.