Trong tháng 1/2024, đã có 30 ngân hàng giảm lãi suất huy động
Lãi suất huy động của các nhà băng tiếp tục phá đáy lịch sử khi kỳ hạn 1 tháng đã xuống dưới mức 2%/năm. Kể từ đầu tháng 1/2024 đến nay, 30 ngân hàng đã giảm lãi suất huy động.
30 ngân hàng đã giảm mạnh lãi suất gồm: BaoViet Bank, GPBank, Eximbank, SHB, Bac A Bank, KienLong Bank, LPBank, OCB, VIB, TPBank, ABBank, NCB, Viet A Bank, Vietcombank, PVCombank, SCB, HDBank, VietBank, Techcombank, Agribank, BIDV, VietinBank, VPBank, SeABank, MSB, Nam A Bank, MB, BVBank, Sacombank, OceanBank.
Trong đó, OCB, GPBank, SHB, VIB, Bac A Bank, VPBank, Eximbank, VietBank, HDBank, TPBank đã có lần thứ hai giảm lãi suất kể từ đầu tháng 1. SHB, NCB, Viet A Bank và KienLong Bank thậm chí đã giảm lãi suất tới 3 lần.
Cụ thể, tại ngân hàng BIDV niêm yết lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân dao động trong khoảng 1,9- 5,3%/năm theo hình thức nhận lãi cuối kỳ. Ở kỳ hạn 1 - 2 tháng, mức lãi suất áp dụng là 1,9%/năm, giảm 0,3%/năm so với đầu tháng 1. Tại kỳ hạn 3 - 5 tháng, mức lãi suất hiện là 2,2%/năm. Khách hàng nhận lãi suất 3,2%/năm cho kỳ hạn 6-9 tháng.
Còn Ngân hàng Agribank, lãi suất tiền gửi ở hầu hết kỳ hạn đã giảm 0,2% từ kỳ hạn 1-11 tháng so thời điểm đầu tháng 1. Hiện lãi suất tiền gửi theo hình thức nhận lãi cuối kỳ tại Agribank đang dao động trong khoảng 1,8 - 5,3%/năm. Trong đó, mức lãi suất 1,8%/năm được áp dụng cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn 1 - 2 tháng. Ở kỳ hạn 3 - 5 tháng, mức lãi suất giảm 0,3 điểm %, giữ ở mức 2,1 %/năm. Kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng, mức lãi suất chỉ còn 3,2%/năm.
Mặt bằng lãi suất huy động vốn VNĐ đã chứng kiến sóng giảm mạnh và toàn diện nhất trong 10 năm gần đây, với mức giảm khoảng 4 - 5%/năm tại dải kỳ hạn trên 6 tháng và khoảng 2 - 3%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng. Chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài (12 tháng và 6 tháng) cũng có xu hướng thu hẹp mạnh từ mức 0,6%/năm thời điểm đầu năm 2023 về mức 0,4%/năm hiện tại.
Theo các chuyên gia, có nhiều yếu tố hỗ trợ đà giảm của lãi suất huy động. Chính sách tiền tệ dịch chuyển theo xu hướng nới lỏng rõ nét hơn thông qua các công cụ lãi suất điều hành, thị trường mở... là một trong những nhân tố chính góp phần cải thiện mức độ dồi dào của thanh khoản.
Yếu tố tương quan giữa huy động vốn và tín dụng có xu hướng mở rộng trở lại sau năm 2022 co hẹp mạnh mẽ. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng trưởng tín dụng khó khăn trong bối cảnh sức cầu nền kinh tế suy yếu và rủi ro nợ xấu có xu hướng gia tăng.
Theo VNDirect, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét cắt giảm lãi suất điều hành thêm 0,5% trong quý II/2024, đưa lãi suất tái cấp vốn về 4%/năm và lãi suất chiết khấu về 2,5%/năm. Do đó, chúng tôi kỳ vọng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bình quân duy trì ở vùng thấp 4,5 - 5%/năm trong năm 2024. Đồng thời, kỳ vọng lãi suất cho vay bình quân sẽ giảm thêm 0,5 - 1%/năm trong năm 2024 nhờ chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại thấp
Minh An (t/h)Tối ngày 22/11, Giải thưởng quốc tế danh giá Kotler Awards 2024 đã diễn ra tại TP. HCM, tôn vinh 27 các Nhà tiếp thị kinh doanh, Chuyên gia Marketing, Nhà quản trị chiến lược và Doanh nghiệp xuất sắc với những thành tựu vượt trội, đóng góp cho sự phát triển bền vững và nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam.