Trong tháng 7: TTCK đón những thông tin gì

Đầu tư và Tiếp thị
07:40 AM 04/07/2023

Chốt phiên giao dịch ngày 3/7, VN-Index tăng 5,32 điểm lên 1125,5 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 10,794 tỷ đồng. Toàn sàn có 253 mã tăng giá, 169 mã giảm giá và 59 mã đứng giá.

HNX-Index giả 0,72 điểm xuống 226,6 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 79,7 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1153,9 tỷ đồng. Toàn sàn có 100 mã tăng giá, 87 mã giảm giá và 58 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 0,23 điểm xuống 85,77 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 44,8 triệu đơn vị, tương ứng gần 645 tỷ đồng. Toàn sàn có 169 mã tăng giá, 106 mã giảm giá và 94 mã đứng giá.

Khối ngoại mua ròng hơn 133 tỷ đồng trên HOSE và 25,54 tỷ đồng trên HNX, trong khi bán ròng 31,62 tỷ đồng trên UPCOM.

photo-1688394617059

Yếu tố hỗ trợ cho thị trường trước mắt sẽ là mùa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 và bán niên sắp đến, với dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp sau khi đã tạo đáy trong quý 1 vừa qua sẽ khả quan hơn trong quý 2 này, trong bối cảnh áp lực chi phí lãi vay đã giảm đáng kể, nhiều nhóm ngành, doanh nghiệp có thể hưởng lợi trong chu kỳ giảm lãi suất những tháng qua.

Thị trường chứng khoán cuối tháng 6/2023

Kết thúc phiên giao dịch tuần (từ 26-6 đến 30-6), thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một tuần điều chỉnh sau chuỗi 4 tuần tăng liên tiếp trước đó. Chốt tuần (26/6 - 30/6) giao dịch, VN-Index giảm 9,2 điểm, xuống còn 1120,2 điểm (giảm 0,81% so với tuần trước); chỉ số HNX giảm 1,8% xuống mức 227,3 điểm và chỉ có UpCoM nhích tăng nhẹ 0,4% lên mức 86 điểm.

Áp lực bán ngày càng gia tăng sau khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu vĩ mô quý 2 chưa có nhiều sự cải thiện tích cực. Cụ thể, GDP Việt Nam tiếp tục tăng trưởng thấp trong quý 2 do thiếu hụt đơn hàng cho lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.

photo-1688394619049

Các chuyên gia cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, khó có thể kỳ vọng bức tranh kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết có sự chuyển biến tích cực. Do đó, một bộ phận nhà đầu tư đã đẩy mạnh chốt lời và kỳ vọng mua lại cổ phiếu ở vùng giá thấp hơn khi thông tin về kết quả kinh doanh kém tích cực xuất hiện.

Chứng khoán tuần 3/7 - 7/7 sẽ diễn biến ra sao?

Hiện tại, VN-Index đã chạm mức hỗ trợ 1,120 điểm, tiệm cận đường MA20. Tâm lý lưỡng lự của nhà đầu tư cá nhân hiện tại dù là dòng tiền đầu cơ hay là đầu tư thì cũng thể hiện một sự kỳ vọng trong ngắn. Xét trong bối cảnh hiện tại, kỳ vọng này đang được đặt vào kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp.

Tuần này (3/7 - 7/7), các tin dự báo về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rục rịch xuất hiện. Dù kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp là tốt hay xấu thì dòng tiền chắc chắn sẽ có xu hướng dịch chuyển từ nhóm đầu cơ sang nhóm cổ phiếu cơ bản và thị trường sẽ được định giá lại. Thực tế xu hướng này đã thể hiện từ cuối tuần trước khi lực của của khối ngoại tập trung vào nhóm bluechip.

Thêm vào đó các chuyên gia cho rằng, nhịp điều chỉnh ngắn hạn xuất hiện từ cuối tuần trước sẽ chưa có dấu hiệu dừng lại cho đến khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lần lượt được công bố chính thức. Chính vì vậy, với những nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro thấp chưa nên giải ngân cho đến khi thị trường xác nhận điểm phục hồi.

Câu chuyện nâng hạng của TTCK Việt Nam

Trong một diễn biến khác, kết quả phân loại thị trường của MSCI được công bố cuối tuần qua cho thấy Việt Nam vẫn chưa thể lọt vào bảng danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi. Kết quả này không bất ngờ vì đánh giá của MSCI về Việt Nam vẫn giữ nguyên so với năm ngoái mà không có bất kỳ thay đổi nào.

Trước đó, trong kỳ đánh giá tháng 4 vừa qua, Tổ chức FTSE Russell cũng giữ nguyên Việt Nam ở lại nhóm thị trường cận biên và tiếp tục nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 kể từ tháng 9-2018. Tuy nhiên, khác với MSCI, FTSE Russell đã ghi nhận một số hoạt động mà Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua, như các cuộc thảo luận tìm giải pháp tháo gỡ giữa các cơ quan quản lý và các nhóm thành viên thị trường; hệ thống giao dịch mới cũng được chạy kiểm thử nghiệm thu; kế hoạch triển khai chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) đã bắt đầu được thực hiện.

TTCK Việt Nam sẽ còn trải qua một lộ trình không hề dễ dàng để được xem xét nâng hạng, nhất là đối với chuẩn của MSCI.

TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tính minh bạch, khả năng ngăn chặn các giao dịch nội gián và thao túng giá, cơ chế tiếp cận thông tin bình đẳng và bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, việc làm trong sạch thị trường là cần thiết vì những mục tiêu dài hạn hơn.

Còn theo UBCKNN, việc tăng cường xử lý các tổ chức, cá nhân sai phạm trên TTCK tiếp tục là một trong những nỗ lực của cơ quan quản lý nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật trên thị trường, hỗ trợ thị trường phát triển theo hướng lành mạnh, minh bạch và bền vững. Về mặt dài hạn, mặc dù còn nhiều thách thức cần phải vượt qua, nhưng TTCK Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển ổn định, minh bạch…

Thực tế trong hơn một năm qua, các cơ quan quản lý đã mạnh tay hơn trong việc ngăn chặn, xử lý các vi phạm thao túng giá. Từ vụ FLC gây rúng động thị trường, kế đến là nhóm cổ phiếu Louis và mới nhất là nhóm cổ phiếu APEC.

Ngoài ra, một loạt quan chức UBCKNN cũng bị kỷ luật, sau khi kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ rõ các lãnh đạo của UBCKNN buông lỏng quản lý, dẫn đến thị trường phát triển không lành mạnh và để một số tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính.

Có thể thấy, dù có được nâng hạng khi thỏa các tiêu chí về mặt kỹ thuật ban đầu và thu hút được dòng vốn đầu tư nước ngoài khổng lồ đổ vào, nhưng nếu các hành vi giao dịch nội gián, thao túng giá cổ phiếu, bất bình đẳng trong tiếp cận thông tin vẫn tồn tại, các doanh nghiệp niêm yết không minh bạch, thì thị trường không thể nào phát triển bền vững được. Khi đó, niềm tin lại sụt giảm dẫn đến dòng tiền của nhà đầu tư khó có thể gắn bó lâu dài, cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn nội địa.

Đồng quan điểm trên, và với cương vị góc nhìn 1 nhà đầu tư ngoại, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Khép lại phiên giao dịch ngày 3/7/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,800 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.