Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Xuất nhập khẩu
04:20 PM 30/09/2023

Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8%; Hoa Kỳ chiếm 20,7%, giảm 22,6% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 7,7%.

Sáng 29/9, Bộ NN&PTNT đã có thông tin về kết quả phát triển ngành nông nghiệp trong 9 tháng đã qua của năm 2023. Nhiều lĩnh vực đạt kết quả khả quan, đặc biệt là xuất khẩu nông sản.

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản chính giảm: Cao su 1.335 USD/tấn, giảm 18,7%; Chè 1.711 USD/tấn, giảm 2,3%; Hạt điều 5.722 USD/tấn, giảm 4,5%; Hồ tiêu 3.309 USD/tấn, giảm 25,1%; sắn và sản phẩm từ sắn 420 USD/tấn, giảm 4,8%... Riêng giá gạo 553 USD/tấn, tăng 14% (có thời điểm lên đến gần 650 USD/tấn) và cà phê 2.499 USD/tấn, tăng 9,9%.

Giá trị xuất khẩu nông sản tới các thị trường thuộc khu vực châu Á đạt 18,71 tỷ USD, tăng 4,9%; châu Phi 809 triệu USD, tăng 18,8%. Ở chiều ngược lại, giá trị xuất khẩu sang châu Mỹ 8,73 tỷ USD, giảm 22,5%; châu Âu 4,17 tỷ USD, giảm 11,2%; châu Đại Dương 570 triệu USD, giảm 18,6%.

Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 22,1%, tăng 13,8%; Hoa Kỳ chiếm 20,7%, giảm 22,6% và Nhật Bản chiếm 7,6%, giảm 7,7%.

Trong năm 2023, ngành nông nghiệp phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng 53 - 54 tỷ USD. Để hiện thực hoá mục tiêu trên, Bộ NN&PTNT sẽ đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Bộ NN&PTNT cũng sẽ tiếp tục xử lý các vấn đề thị trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, thủy sản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, liên minh kinh tế Á - Âu... Đồng thời tận dụng các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng NLTS chủ lực, hỗ trợ doanh nghiệp ký kết đơn hàng xuất khẩu mới.

Quang Lộc (T/h)
Ý kiến của bạn
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nâng tầm doanh nghiệp Việt Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nâng tầm doanh nghiệp Việt

Theo các chuyên gia, để duy trì và phát huy vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần áp dụng các chính sách đồng bộ hỗ trợ doanh nghiệp nội địa kết nối với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là nâng cấp năng lực doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.