Trung Quốc phê duyệt 3 sản phẩm y học cổ truyền để điều trị Covid-19

Quốc tế
05:05 PM 05/03/2021

Mới đây, Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế quốc gia của chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt 3 sản phẩm y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) có tác dụng hỗ trợ điều trị Covid-19.

Cơ quan Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế quốc gia Trung Quốc đã sử dụng một thủ tục "phê duyệt đặc biệt" để "bật đèn xanh" cho 3 sản phẩm, nhằm "cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho việc điều trị Covid-19

Các sản phẩm thảo dược có dạng hạt và có nguồn gốc từ "các đơn thuốc cổ của Trung Quốc". Chúng được phát triển từ các phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền và đã được "sàng lọc bởi nhiều học giả và chuyên gia hàng đầu".

Ba sản phẩm là "hạt làm sạch và giải độc phổi", "hạt giải độc và khử ẩm", và "hạt khuếch tán và giải độc phổi.

Tính an toàn và hiệu quả của TCM vẫn còn đang là đề tài được tranh luận ở Trung Quốc. Bên cạnh sự ủng hộ thì vẫn có một bộ phận tỏ ra hoài nghi về tính hiệu quả trong điều trị Covid-19 của TCM. 

Trung Quốc phê duyệt 3 sản phẩm y học cổ truyền để điều trị Covid-19 - Ảnh 1.

Một người phụ nữ đang pha chế thuốc tại Đại học Y học Cổ truyền Thượng Hải, Trung Quốc năm 2018.

Trong những năm gần đây, các bài thuốc cổ truyền đã nhiều lần được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ca ngợi là "niềm tự hào dân tộc".

"Y học cổ truyền là kho báu của nền văn minh Trung Quốc, thể hiện trí tuệ của quốc gia và dân tộc", ông Tập phát biểu tại hội nghị toàn quốc về y học cổ truyền vào tháng 10 năm 2019. Trong suốt đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19, ông Tập đã nhiều lần kêu gọi các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bằng sự kết hợp giữa phương pháp y học cổ truyền Trung Quốc và Tây y.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, hàng chục nghìn bệnh nhân Covid-19 đã được điều trị bằng thảo dược cùng với thuốc kháng virus vào năm ngoái.

Yu Yanhong, Phó Cục trưởng Cục Y học Cổ truyền Trung Quốc cho biết: "Bằng cách điều chỉnh sức khỏe toàn bộ cơ thể và cải thiện khả năng miễn dịch, TCM có thể giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng phục hồi bệnh của bệnh nhân. Đây là một cách trị liệu hiệu quả".

"Trong một thử nghiệm lâm sàng trên 102 bệnh nhân có các triệu chứng Covid-19 nhẹ ở Vũ Hán thì những bệnh nhân được điều trị kết hợp so với nhóm bệnh nhân chỉ dùng thuốc Tây, tỷ lệ hồi phục của họ cao hơn 33%"- bà Yu cho biết thêm.

Vào cuối tháng 3 năm 2020, Trung Quốc đã kiểm soát được phần lớn các đợt dịch bùng phát. Các hạn chế đã được dỡ bỏ, cho phép mọi người đi du lịch khắp đất nước và tụ tập mà không cần đeo khẩu trang.

Các nhà chức trách đã ca ngợi TCM vì đã giúp ngăn chặn các triệu chứng của Covid-19 và hạn chế sự bùng phát. Vào tháng 1 năm 2021, có tới 60.000 liều TCM đã được gửi đến các cảnh sát tuyến đầu để bảo vệ họ khỏi Covid-19. Một số tỉnh, bao gồm Cát Lâm và Hà Bắc, đã thực hiện "Kế hoạch Phòng chống Bệnh Covid-19 bằng TCM" vào 1/2021 để kê đơn thuốc TCM cho bệnh nhân Covid-19.

Giờ đây, các nhà chức trách đang tìm cách mở rộng ngành công nghiệp này, ước tính đạt hơn 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (430 tỷ USD) vào năm 2020.

Quốc gia này đặt mục tiêu đào tạo 100.000 chuyên gia TCM trong vòng 10 năm tới và thực hiện các chương trình như giảng dạy về TCM trong trường học, xây dựng các trung tâm phục hồi chức năng TCM, xây dựng một số có trung tâm nghiên cứu lâm sàng.

Truyền thông nhà nước cũng đã quảng bá TCM trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đưa tin rằng TCM đã mang lại nguồn "hy vọng" cho người Mỹ gốc Hoa ở New York, khi hệ thống y tế công cộng của thành phố gần sụp đổ và các biện pháp khắc phục đã được áp dụng để điều trị cho Covid-19.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO lần đầu tiên nói về phương pháp điều trị Covid-19 bằng TCM vào năm 2018. Ban đầu họ đã khuyên không nên sử dụng các biện pháp thảo dược truyền thống để điều trị Covid-19 trên trang web của mình (mặc dù thông báo đó sau đó đã bị xóa).

Một số người trong cộng đồng y sinh nói rằng, WHO đã bỏ qua độc tính của một số loại thuốc thảo dược và thiếu bằng chứng cho thấy nó có tác dụng, trong khi những người ủng hộ quyền động vật cho rằng nó sẽ gây nguy hiểm hơn nữa cho các loài động vật như hổ, tê tê, gấu và tê giác, những loài có nội tạng được sử dụng trong một số phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Mỹ Uyên (Theo CNN)
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.