Trung Quốc từng huy động 6 vạn người xây dựng hầm trú ẩn khổng lồ dưới lòng đất để đối phó với chiến tranh hạt nhân
Nếu cuộc xung đột Trung - Mỹ xấu đi và trở thành chiến tranh hạt nhân, người dân Trung Quốc sẽ ra sao?
Trong những năm gần đây, căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng, nỗi lo lắng của bộ quốc phòng về khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa 2 bên ngày càng tăng lên, thậm chí đã bắt đầu thảo luận về phương pháp ngăn chặn nếu cuộc xung đột xấu đi trở thành cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Cũng như Hoa kỳ đã chuẩn bị cho việc ngăn chặn cuộc chiến tranh với Liên Xô, Trung Quốc cũng đã tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra từ nửa thế kỉ trước. Một trong số những dự án quân sự được thực hiện bí mật, dự án 816 là dự án quân sự lớn nhất và duy nhất nhằm vào chiến tranh hạt nhân giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.
Dự án 816 được thực hiện nguyên nhân là do Hoa Kỳ quyết định can thiệp vào chiến tranh Việt Nam sau sự cố Vịnh Bắc Bộ năm 1964. Hoa Kỳ đưa quân vào Việt Nam và thực hiện việc ném bom quy mô lớn vào miền Bắc của Việt Nam.
Sơ đồ chằng chịt của hầm trú ẩn hạt nhân
Theo Mao Trạch Đông, việc mở rộng chiến tranh ở Việt Nam có thể làm nổ ra cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, vì vậy, cần phải chuẩn bị tốt cho cuộc chiến tranh hạt nhân nếu nó xảy ra. Hoa kỳ chỉ chịu thất bại trong cuộc chiến tranh với Triều Tiên từ nhiều năm về trước và đang nghĩ biện pháp lấy lại thể diện ở chiến trường Việt Nam.
Liên Xô - nằm ở phía Bắc Trung Quốc, quan hệ giữa 2 nước đã căng thẳng kể từ năm 1958, Liên Xô có thể xâm lược Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Trung Quốc thông qua sự bùng nổ chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vì thế làm sao để chuẩn bị thật tốt để chống lại cuộc chiến tranh hạt nhân với 2 quốc gia lớn có thế mạnh về vũ khí hạt nhân.
Năm 1965, Mao Trạch Đông cùng với Chu Ân Lai và những người khác bắt đầu thảo luận các biện pháp đối phó và quyết định xây dựng 1 nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân lớn dưới lòng đất ở khu vực Tây Nam. Năm tới, Chu Ân Lai thông qua kế hoạch "dự án 816" và chọn 1 ngọn núi sâu ở Bạch Đào, Phù Lăng, Trùng Khánh để khởi công xây dựng. Đồng thời, đội quân 8342 được điều động đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng, dự án được xếp vào loại bí mật quân sự, cái tên công trường Bạch Đào từ đó biến mất trên bản đồ.
Dự án 816 bắt đầu từ năm 1967. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình thúc đẩy chính sách "cải cách và mở cửa" để từng bước cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, hai bên chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, do đó, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh việc đình chỉ xây dựng dự án quân sự trong hang động ngầm lớn nhất thế giới năm 1984.
Phòng quản lý kỹ thuật hệ thông hầm ngầm
Trong 17 năm xây dựng dự án 816, hơn 60.000 người đã tham gia xây dựng, và hơn 1,5 triệu mét khối đất đá đã được đào bằng những công cụ cơ bản nhất, và hơn 130 hố và đường hầm chỉ dẫn với tổng chiều dài hơn 21 km đã được đào dưới lòng đất, các đường hầm và hố thẳng đứng. Gần như toàn bộ ngọn núi đã bị khoét rỗng.
Lò phản ứng hạt nhân trong hầm ngầm
Thông số kỹ thuật thiết kế của thân hang có thể chịu được tác động của quả bom hydro nặng 1 triệu tấn nổ trong không khí, đồng thời có thể chịu được sức công phá trực tiếp của quả bom nặng 500 kg, được cho là có thể chịu được động đất mạnh 8 độ richter. 107 người đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng. Khi dự án ngừng hoạt động, 85% kế hoạch xây dựng và 60% lắp đặt đã hoàn thành với tổng chi phí là 740 triệu NDT.
Theo thông tin chính thức của phía Trung Quốc, dự án hạt nhân ngầm 816 là đại diện tiêu biểu nhất trong số hơn 1.100 dự án trong thời kì "kiến thiết 3 tuyến " (di dời các ngành liên quan đến quốc phòng và chiến lược vào các khu vực nội địa để chống lại chiến tranh thế giới) và đây cũng là cơ sở công nghiệp nguyên liệu hạt nhân thứ hai ở Trung Quốc. Trong đó bao gồm nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc và lò phản ứng hạt nhân giải mật duy nhất của Trung Quốc.
Năm 2002, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng đã giải mật dự án 816. Sau nhiều năm cân nhắc chuẩn bị và lắp đặt, Năm 2010, dự án hang động này được thành lập với tư cách là một công trình du lịch với danh nghĩa giáo dục quốc phòng và mở cửa hội nhập quốc tế. Hiện công trình này được xếp vào danh sách thắng cảnh cấp 4A ở Trung Quốc.
Theo Chinatimes
Tiến TrầnMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.