Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp Nam Định: Làm tốt công tác chăm sóc người bệnh tâm thần
Dù đối mặt với nhiều khó khăn, song cán bộ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp Nam Định vẫn luôn cảm thông, tận tụy chăm sóc và xem những người kém may mắn như người thân trong gia đình.
Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp Nam Định là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở LĐTBXH, có chức năng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội và thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội cho người có nhu cầu theo quy định của pháp luật; dạy nghề, phục hồi về trí tuệ, khả năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật còn khả năng lao động, còn khả năng tiếp thu nghề để hoà nhập cộng đồng.
Không chỉ thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội, thời gian qua, Trung tâm còn được biết đến là nơi quản lý, chăm sóc người bệnh tâm thần, không nơi nương tựa. Theo đó, tại trụ sở chính của đơn vị ở thị trấn Xuân Trường, huyện Xuân Trường đang thực hiện quản lý, chăm sóc hơn 158 đối tượng mắc bệnh tâm thần (ngươi khuyết tật đặc biệt nặng). Các đối tượng tâm thần được chia thành 4 khu, gồm: Khu tâm thần nữ, khu tâm thần nam, khu tâm thần nặng và khu xã hội nuôi dưỡng các cụ già tâm thần.
Anh Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng Y tế Trung tâm cho biết: Nếu việc nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em khuyết tật, lang thang cơ nhỡ đã khó khăn, vất vả bao nhiêu thì việc chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh tâm thần còn vất vả hơn nhiều lần. Bởi người mắc bệnh tâm thần như sống trong một thế giới khác, nó hỗn độn và không theo bất kỳ một trật tự nào. Chính điều đó đã khiến họ mất khả năng tự bảo vệ nhưng lại trở thành mối nguy hiểm cao độ cho cộng đồng.
Việc chăm sóc, hỗ trợ điều trị cho họ đòi hỏi ngoài kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ còn phải có kỹ năng xử lý tình huống nhạy bén. Có những người khi mới tập trung về Trung tâm, bộ dạng họ rất thảm thương, quần áo rách rưới, râu tóc rối bù, ghẻ lở đầy mình… Chỉ những người biết cảm thông, yêu thương, xem đối tượng như người thân trong gia đình thì mới "bám trụ" lâu dài với những công việc không tên như vậy.
Hoàn cảnh mắc bệnh của đối tượng tâm thần rất khác nhau, có thể do di truyền, do mắc phải những cú sốc tinh thần, làm việc quá căng thẳng hay do bị áp lực từ cuộc sống mà phát bệnh và phần lớn các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, nhiều bệnh nhân không có người nhà, người thân, không nơi nương tựa. Khi các đối tượng vào Trung tâm, mọi sinh hoạt hằng ngày đều do các cán bộ của Trung tâm phụ trách.
Trung tâm còn cung cấp và hỗ trợ đối tượng tiếp cận, thụ hưởng các chính sách và chương trình trợ giúp xã hội. Tất cả các đối tượng đều được chăm sóc điều trị bệnh, như: Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Sử dụng thuốc để điều trị bệnh; sơ cứu khi cần thiết. Trong trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền, Trung tâm làm các thủ tục cho đối tượng đi các tuyến bệnh viện để điều trị và cử cán bộ đi quản lý, chăm sóc. Trung tâm có cán bộ y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp, tủ thuốc bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu khi cần thiết; điều trị và mở sổ theo dõi; kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng và hàng năm cho từng đối tượng.
Đối tượng là người tâm thần được cấp thuốc hướng thần theo tuyến theo quy định. Tư vấn đồng cảnh cho các diện đối tượng, mục đích, hỗ trợ về mặt tâm lý giữa những người đồng cảnh với nhau để họ lắng nghe nhau và cùng nhau chia sẻ và bớt đi những mặc cảm về mình. Đơn vị đã tổ chức các hoạt động như thể dục buổi sáng để nâng cao thể chất, xem ti vi. Một số đối tượng có sức khỏe, tổ chức cho đối tượng lao động liệu pháp như trồng rau, quét dọn vệ sinh...
Bên cạnh tình yêu thương, cán bộ nhân viên của Trung tâm còn có kỹ năng xử lý tình huống khéo léo. Khi có người dứt khoát không chịu uống thuốc bởi ám ảnh mình đang bị đầu độc, hay như trường hợp bệnh nhân không chịu vệ sinh hằng ngày, cán bộ Trung tâm phải vào vai người bạn thân thủ thỉ dỗ ngọt để đối tượng chịu phối hợp. Bộ phận tiếp phẩm của Trung tâm được giao nhiệm vụ thường xuyên cải tiến, thay đổi thực đơn phù hợp với tiêu chuẩn tài chính, cung cấp bữa ăn đúng giờ, lưu mẫu thức ăn chống ngộ độc thực phẩm.
Ông Mai Quang Việt, Giám đốc Trung tâm, cho biết: Nhờ được sự quan tâm của Bộ LĐTBXH từ Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng và sự quan tâm của UBND tỉnh Nam Định, Trung tâm được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho đối tượng bảo trợ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, Trung tâm cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Đa số các đối tượng mắc bệnh tâm thần khi được tiếp nhận vào Trung tâm đều ở tình trạng bệnh lý nặng, không ổn định, mất khả năng lao động, không tự chăm sóc được bản thân, hay lên cơn kích động.
Việc can thiệp điều trị các bệnh tâm thần hiện nay chủ yếu can thiệp ở trị bằng thuốc thế hệ cũ và phải sử dụng thuốc hướng thần thường xuyên nên người tâm thần thường hay có những phản ứng phụ không mong muốn, như: sơ gan, lao phổi, sức khỏe giảm sút. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tuy được nâng lên nhưng còn thấp trong khi giá cả sinh hoạt ngày một tăng cao. Còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là cán bộ y tế chuyên khoa tâm thần.
Trong thời gian tới, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính trị thường xuyên, Trung tâm sẽ bám sát chỉ tiêu kế hoạch Sở LĐTBXH giao, các nội dung đã đăng ký thi đua để triển khai, đôn đốc thực hiện. Thực hiện tốt các chủ trương của ngành, mục tiêu của đơn vị. Tiếp nhận đủ số lượng đối tượng bảo trợ xã hội vào nuôi dưỡng, trẻ em khuyết tật học nghề.
VNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.