Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Lào Cai): Tăng cường, đẩy mạnh công tác cứu hộ bảo tồn thực vật và động vật hoang dã

Doanh nghiệp
04:27 PM 18/06/2022

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên là đơn vị trực thuộc Vườn Quốc gia (VQG) Hoàng Liên, có chức năng cứu hộ, bảo tồn và phát triển động thực vật trong phạm vi VQG Hoàng Liên và miền Bắc Việt Nam. Từ đầu năm tới nay, trung tâm đã tiếp nhận và chăm sóc nhiều loài thú hoang dã quý hiếm, tạo một môi trường sống thứ hai cho hệ sinh thái động thực vật.

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Lào Cai): Tăng cường, đẩy mạnh công tác cứu hộ bảo tồn thực vật và động vật hoang dã - Ảnh 1.

Đồng chí Lã Văn Tới - Giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên - Lào Cai

Về công tác cứu hộ, bảo tồn và phát triển thực vật, trung tâm định kỳ hàng tháng tiến hành chăm sóc cho toàn bộ cây tại các vườn ươm nilon và các loài cây hiện có tại trung tâm. Làm cỏ, vun gốc và bón phân cho cây cảnh quan trồng xung quanh trụ sở làm việc, cây trồng ngoài đất và cây trồng trong nhà nilon. Thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp và sửa chữa các khu vườn ươm, khu cảnh quan. Xây dựng kế hoạch trồng và nhân giống thảo dược quý như cây Tục đoạn và Hà thủ ô đỏ. Ngoài ra, trung tâm còn chú trọng bổ sung dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh cho những loài cây lâu năm và quý hiếm như Sâm vũ diệp, Bảy lá một hoa, Tam thất 

Tính đến ngày 18/6/2022, tổng số loài thực vật trong trung tâm là 4.556 cây thuộc 105 loài, trong đó: 87 loài trong Nghị định 84/2021/NĐ-CP (chiếm 82,86%) và 4 loài trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP (chiếm 3,81%); Về số lượng: 129 cây cứu hộ và bảo tồn; 3.771 cây thu thập bảo tồn từ năm 2016 đến 2021; 656 giò, chậu lan thuộc 72 loài.

Về công tác cứu hộ, bảo tồn và phát triển động vật: Trung tâm đề cao công tác chăm sóc toàn bộ các loài động vật hiện có như vệ sinh, dọn dẹp, kiểm tra định kỳ toàn bộ khu vực chuồng trại, phát cỏ quanh các khu chuồng nuôi và toàn bộ khu vực làm việc, theo dõi sức khỏe những loài động vật cứu hộ và bảo tồn, chú trọng vào nguồn thức ăn cho động vật. Tập trung xây dựng các kế hoạch điều tra hiện trạng và bảo tồn các loài động vật đang sinh sống tại VQG Hoàng Liên và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho nhân viên cũng như phúc lợi cho động vật.

Công tác tái thả và công tác tiếp nhận, cứu hộ động vật cũng có những tín hiệu tích cực. Trong 6 tháng, trung tâm tiến hành tái thả động vật hoang dã đợt I năm 2022 với 39 cá thể thuộc 3 loài gồm: 35 cá thể Rắn Hổ mang một mắt kính (Naja kaouthia), 02 cá thể Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides) và 02 cá thể Khỉ mốc (Macaca assamensis) đã được cứu hộ thành công và đủ điều kiện tái thả. Cũng trong thời gian này, trung tâm đã tiến hành tiếp nhận cứu hộ 16 vụ thuộc 13 loài với 44 cá thể từ người dân và các cơ quan chức năng. Tỷ lệ cứu hộ thành công là 43/44 cá thể (đạt  97,73%).

Tính đến hết ngày 17/06/2022, tổng số động vật trong trung tâm là 135 cá thể thuộc 31 loài (gồm 23/31 loài chiếm 74,19% tổng số loài và 113/135 cá thể chiếm 83,70% tổng số cá thể, thuộc Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ). 

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Lào Cai): Tăng cường, đẩy mạnh công tác cứu hộ bảo tồn thực vật và động vật hoang dã - Ảnh 2.

Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên - Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai)

Chia sẻ về những kết quả đã đạt được trong thời gian qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo, đồng chí Lã Văn Tới - Giám đốc Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên nhấn mạnh:

Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2022, trung tâm cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Trung tâm đã chú trọng vào các hoạt động tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp được tổ chức lồng ghép thường xuyên trong các cuộc họp của trung tâm cũng như trên internet, công tác cứu hộ, bảo tồn và phát triển động, thực vật được duy trì ổn định, hiệu quả. Tình hình an ninh trật tự tương đối đảm bảo. Các hoạt động triển khai đã bám sát nội dung theo kế hoạch năm.

Công tác cứu hộ, bảo tồn và phát triển động, thực vật trong thời gian tới cũng vẫn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Trung tâm tiếp tục tiếp nhận cứu hộ các loài động vật, thực vật khi có yêu cầu từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh Lào Cai. Đặc biệt ưu tiên tiếp nhận các loài nằm trong Nghị định 84/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và không ngừng nâng cao hơn nữa môi trường sống cho hệ sinh thái nơi đây.

Việt Dũng
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.