Trung tâm GDTX tỉnh Bình Phước: 20 năm một chặng đường xây dựng và trưởng thành
20 năm là một chặng đường dài với nhiều đóng góp của các thế hệ lãnh đạo, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Bình Phước.
Ngày 10/1/2021 là mốc son đánh dấu 20 năm hình thành và phát triển của Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) tỉnh Bình Phước. Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm, PV Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị đã có cuộc trao đổi với ông Võ Văn Việt, Giám đốc Trung tâm GDTX tỉnh Bình Phước xung quanh vấn đề này.
PV: 20 năm là một chặng đường dài trong công cuộc xây dựng và trưởng thành, ông hãy cho biết những thành tựu mà Trung tâm GDTX đã đạt được?
Ông Võ Văn Việt: Ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Phước được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Sông Bé thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Ngày 10/1/2001, Trung tâm GDTX tỉnh Bình Phước được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trung tâm GDTX thị xã Đồng Xoài. Đến năm 2004, Trung tâm GDTX đi vào hoạt động, nằm ngay mặt tiền đường Trần Hưng Đạo (phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài) với diện tích 15.127,2 m2 và hiện tại có 27 người trong biên chế. Từ đó mở ra cơ hội cho nhiều cán bộ, công chức, viên chức, tiếp tục học tập và trưởng thành để tự tin đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong xã hội.
Sau 20 năm thành lập, Trung tâm đã đào tạo gần 12.000 học viên, trong đó có nhiều học viên trở thành lãnh đạo chủ chốt đang phát huy uy tín và năng lực trong các vị trí công tác, đưa đơn vị thành địa chỉ tin cậy trong bồi dưỡng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.
Đáng chú ý, Trung tâm đã tích cực liên kết với nhiều trường Đại học có uy tín như Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt, Đại học Vinh, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Đại học KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh…
Đồng thời, Trung tâm có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã nỗ lực làm công tác tư vấn, tuyển sinh, đa dạng hóa ngành nghề phù hợp. Cụ thể, trong lĩnh vực giáo dục văn hóa với 7.744 học viên; trung cấp nghề kết hợp văn hóa có 9 lớp với 313 học viên; Trung tâm liên kết với 12 trường Đại học, có 8.766 học viên đã tốt nghiệp, trong đó riêng Đại học Huế có 5.860 học viên tốt nghiệp; dạy nghề Tin học - Ngoại ngữ có 1.750 học viên được cấp chứng chỉ; dạy nghề cho lao động nông thôn, nghề ngắn hạn có 1.037 học viên được cấp chứng chỉ; bồi dưỡng tiếng dân tộc Khmer có 44 học viên được cấp chứng chỉ Quốc gia.
Kết quả này cho thấy mô hình GDTX tại tỉnh Bình Phước đang phát huy vai trò quan trọng và nâng cao cùng vị thế của Trung tâm trong ngành giáo dục.
PV: Để có thành công như hôm nay, Trung tâm GDTX tỉnh Bình Phước đã thống nhất và triển khai những biện pháp gì?
Ông Võ Văn Việt: Là một đơn vị trong hệ thống các Trung tâm GDTX tỉnh, thành phố trên toàn quốc, Trung tâm xác định tập trung phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, lấy chất lượng đào tạo là hàng đầu; nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác đào tạo; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; tăng cường công tác quản lý, thực hiện hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục; tăng cường huy động, vận động các nguồn lực để đầu tư xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục…
Có được thành công ngày hôm nay, tôi phải kể tới những đóng góp của các thế hệ lãnh đạo của Trung tâm như: Thầy Đỗ Thanh Bình, nguyên Giám đốc Trung tâm, gắn liền với các giai đoạn và tiền thân của đơn vị (huyện Đồng Phú 1993 - 1999, thị xã Đồng Xoài 1999 - 2001, Trung tâm GDTX tỉnh 2001-2003); thầy Nguyễn Văn Thiện, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm, gắn liền với các giai đoạn và tiền thân của đơn vị (huyện Đồng Phú 1993 - 1999, thị xã Đồng Xoài 1999 - 2001, Trung tâm GDTX tỉnh 2001 - 2003)… và Ban Giám đốc hiện tại có thầy Võ Văn Việt - Giám đốc, thầy Nguyễn Văn Nhân - Phó Giám đốc.
PV: Kế hoạch phát triển toàn diện Trung tâm GDTX tỉnh Bình Phước thời gian tới thế nào, thưa ông?
Ông Võ Văn Việt: Sau 20 năm xây dựng và phát triển, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm đang nhìn lại một cách đầy đủ, toàn diện một chặng đường dài và đánh giá chính xác thành tựu đã đạt được và tiếp tục xác định đúng định hướng phát triển cho Trung tâm trong giai đoạn cách mạng tiếp theo.
Đó là đảm bảo hệ thống GDTX, giáo dục - đào tạo mở, đa ngành, đa hệ, đa cấp, đa phương thức, có chất lượng, đáp ứng nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Phước và các vùng lân cận.
Đồng thời, Trung tâm sẽ tạo cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi; là nơi mà mọi thành viên trong cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động học tập lành mạnh và thân thiện, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thông qua các hoạt động tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực, vì sự phát triển, phồn vinh, tiến bộ của Bình Phước và cả nước.
Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn giáo dục và đào tạo cho cộng đồng, tăng cường hợp tác, liên kết thông qua các chương trình giáo dục - đào tạo lành mạnh, linh hoạt, thân thiện do ngân sách Nhà nước tài trợ và các nguồn lực khác để kịp thời cung ứng nguồn nhân lực cho địa phương, nhất là thành phố trẻ Đồng Xoài.
PV: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi!
Bài - Ảnh: Xuân ChungDự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.