Trung tâm TGPLNN TP.HCM: Tri ân Luật sư trợ giúp pháp lý năm 2024
Hoà trong không khí vui tươi phấn khởi chào mừng Ngày Pháp luật Việt Nam và Ngày thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách và thành lập Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước (TGPLNN) TP.Hồ Chí Minh, ngày 8/11/2024, Trung tâm TGPLNN TP.Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt tri ân Luật sự thực hiện trợ giúp pháp lý năm 2024.
Trung tâm TGPLNN TP.HCM được thành lập ngày 21/9/1998, thời điểm đó chỉ có 4 biên chế, gồm Giám đốc, Phó Giám đốc và 2 cán bộ phụ trách nghiệp vụ. Tuy nhiên, bằng sự nhiệt tình, tâm huyết, Trung tâm đã khắc phục khó khăn, nỗ lực để xây dựng bộ máy tổ chức và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà UBND TP.Hồ Chí Minh và Cục TGPL- Bộ Tư pháp giao.
Trong 25 năm qua, công tác TGPL không ngừng tăng về số lượng và chất lượng, đội ngũ trợ giúp viên pháp lý ngày càng trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng, đáp ứng yêu cầu của người được TGPL.
Mỗi năm, Trung tâm đã thực hiện TGPL cho hàng nghìn lượt người với nhiều hình thức khác nhau, như: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng… Tổng số vụ việc trên địa bàn thành phố là 3.919 người, trong đó, trẻ em là 1.825 người/vụ, chiếm 46, 57%; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là 686 người/vụ việc, chiếm 17,50%; người nghèo 657 người chiếm 16,76%; người có công cách mạng 218 người/vụ việc chiếm 5,56%; người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 128 người/vụ việc, chiếm 3,27%; các đối tượng khác 405 người/vụ việc, chiếm 10,34%.
Theo đó, các vụ việc tố tụng được dư luận xã hội quan tâm, như: bà cụ bị bạo hành ở Trung tâm nuôi dưỡng người già Trăng Khuyết quận 12; trẻ em bị cha, mẹ hành hạ và cố ý gây thương tích ở Hóc Môn; trẻ em bị chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích khiêu dâm ở quận 1. Gần đây là vụ trẻ em bị hành hạ đến chết ở quận 4; trẻ em bị hành hạ gây thương tích ở quận 8…
Đáng chú ý, chất lượng TGPL bằng hình thức tố tụng của trợ giúp viên và luật sư có sự chuyển biến rõ rệt, số vụ việc thành công ngày càng tăng. Với nỗ lực đó, Trung tâm có 3 trợ giúp viên (TGV) được Cục Trợ giúp pháp lý vinh danh trong danh sách 20 TGVPL có nhiều vụ việc tham gia tố tụng thành công, hiệu quả nhất cả nước.
Đối với hình thức đại diện ngoài tố tụng, Trung tâm đã hỗ trợ, giúp đỡ cho trên 175 trường hợp là trẻ em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật tại mái ấm, nhà mở, người không có giấy tờ tuỳ thân, không có nhà cửa được đăng ký khai sinh, nhập khẩu, cấp CMND, CCCD. Các trẻ em mồ côi khuyết tật Thị Nghè, trẻ em chùa Từ Hạnh… Trung tâm hỗ trợ kinh phí cho 50 trường hợp xét nghiệm ADN và chi phí khác trên 200 triệu đồng.
Trong những năm qua, công tác truyền thông và thực hiện TGPL ở cơ sở, người dân được TGPL mà không phải trả tiền thông qua tư vấn pháp luật, tố tụng và đại diện ngoài tố tụng là 258.815 người (thuộc diện TGPL là 123.255 người), tư vấn tại Trung tâm là 232.253 lượt. Thông qua hoạt động truyền thông, TGPL cơ sở, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Trung tâm đã kết hợp các hoạt động, truyền tải các văn bản pháp luật về TGPLvà các văn bản pháp luật mới về dân sự, hình sự, lao động, hôn nhân gia đình… đồng thực thực hiện tư vấn, giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc pháp luật cho người dân.
Trong đó, hoạt động truyền thông đa dạng, nội dung sinh động, như: Tổ chức phiên toà giả định với chủ đề: "Nói không với bạo lực học đường" , "Bạo lực giới", "Nói không với xâm hại trẻ em", "Giao thông đường bộ"… áp dụng quy định pháp luật, hành vi vi phạm… bằng các ví dụ thực tiễn sinh động, thông qua các vụ việc tố tụng mà trợ giúp viên, luật sư đã tham gia, lồng ghép quy trình tố tụng xét xử thực tế, giúp học sinh và giáo viên dễ hiểu, dễ tiếp cận, mang lại hiệu quả giáo dục cao. Từ đó nâng cao kiến thức pháp luật cho trẻ em và người dân, giúp họ lựa chọn cách ứng xử và hành động phù hợp quy định pháp luật, tạo thói quen "Sống và làm việc theo pháp luật", giúp công tác phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả.
Có thể nói, 5 năm qua, Trung tâm phối hợp với Phòng Tư pháp các quận, huyện, các đoàn thể tổ chức 1.781 cuộc truyền thông và thực hiện TGPL cơ sở tại xã, phường, thị trấn, với tổng số người tham dự là 56.799 người, thực hiện tư vấn tại chỗ 35837 người/vụ việc.
Với công tác Hội đồng phối hợp liên ngành theo Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT, năm 2023, Trung tâm tiếp nhận và hoàn thành 796 vụ việc tố tụng, kết quả là chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc đảm bảo các đối tượng nghèo, chính sách… được tiếp cận dịch vụ pháp lý một cách công bằng nhưng hoàn toàn miễn phí, được thực hiện một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, hàng năm, Trung tâm trực tiếp và phối hợp với các đơn vị có liên quan, tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề, tập huấn, hội thảo, cử các viên chức, Trợ giúp viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Thời gian qua, Trung tâm đã cung cấp 55.000 tờ gấp pháp luật về TGPL, 47.400 mẫu đơn yêu cầu TGPL, 1.488 bảng thông tin, hộp tin, danh sách người thực hiện TGPL, thực hiện biên soạn, phát hành 10.583 sách, tài liệu pháp luật về TGPL giao đến các cơ quan tiến hành tố tụng.
Nhìn lại chặng đường "Luôn luôn đi cùng dân", Trung tâm TPLNN TP. Hồ Chí Minh, đã đóng góp thiết thực vào những thành tựu chung của thành phố về phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, trở thành địa chỉ tin cậy của người yếu thế.
Minh NgôMới đây, một trong những nhật báo lớn nhất Ấn Độ - Times of India, đã vinh danh những bãi biển tại đảo Phú Quốc trong top 9 đẹp nhất Châu Á.