Trước ngày 3/8, doanh nghiệp phải báo cáo gấp gạo tồn kho, hợp đồng xuất khẩu
Trước tình hình thương mại gạo toàn cầu diễn biến phức tạp, Bộ Công Thương yêu cầu thương nhân xuất khẩu gạo báo cáo gấp trước 3/8.
Cụ thể, ngày 31/7, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân có văn bản gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các thương nhân xuất khẩu gạo, đề nghị báo cáo tình hình lượng lúa, gạo tồn kho; tình hình ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Các thương nhân được yêu cầu chủ động theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo toàn cầu và trao đổi với VFA, nhằm kịp thời báo cáo Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên quan hoạt động xuất khẩu gạo, đồng thời đề xuất giải pháp phù hợp.
Văn bản cũng nhắc lại yêu cầu trước đó đối với các thương nhân xuất khẩu gạo là thực hiện nghiêm túc nội dung duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu theo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
Đây và văn bản chỉ đạo mới của Bộ Công thương trước bối cảnh thương mại gạo toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, như: Ấn Độ, UEA, Nga cấm xuất khẩu gạo; hiện tượng Elnino ảnh hưởng sản lượng lương thực nhiều nước…
Hiện UAE phải nhập khẩu gần 90% lượng lương thực tiêu thụ trong nước. Các siêu thị và nhà cung cấp gạo tại UAE dự báo quyết định trên sẽ khiến giá tăng lên, dù chỉ là tạm thời. Năm ngoái, giá lương thực tăng cao đã gây sức ép lên UAE và các nước khác tại vùng Vịnh.
Trước bối cảnh này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã liên tục tăng cao trong những ngày qua. Theo số liệu của VFA, giá gạo 5% tấm xuất khẩu tại ngày 1/8 đã tăng vọt lên mức 588 USD/tấn, đứng thứ 2 trong số các thị trường cung cấp gạo trên thế giới (đứng đầu là Thái Lan với 623 USD/tấn). Đây là mặt bằng giá xuất khẩu gạo cao nhất trong vòng 12 năm trở lại đây của gạo Việt Nam.
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.