Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở
Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) là giải pháp tích cực nhằm hướng nghiệp cho học sinh, phát triển giáo dục nghề nghiệp. Trong những năm qua, Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đã triển khai các hoạt động tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh cho học sinh và phụ huynh các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
Trong chiến lược phát triển giáo dục và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng cho học sinh, đặc biệt là phân luồng cho học sinh vừa tốt nghiệp THCS đi học nghề cung ứng nguồn nhân lực phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
Lý luận và thực tiễn cho thấy phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS là vấn đề hết sức phức tạp, không chỉ là vấn đề của ngành giáo dục như nhiều ý kiến đã lầm tưởng, mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, không chỉ là trách nhiệm điều tiết của Nhà nước các cấp, của Chính phủ, của các bộ ngành và địa phương, mà còn là nhiệm vụ của các trường phổ thông, của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của các doanh nghiệp - đơn vị sử dụng nhân lực và của cả học sinh, phụ huynh học sinh.
Xác đinh được tầm quan trọng đó, Trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, đổi mới nội dung và phương pháp, tư vấn tuyển sinh cho học sinh và phụ huynh các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Đồng thời tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, triển khai thực hiện kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Nhờ sự vào cuộc của các cấp, ban ngành, các nhà trường những năm qua, phân luồng học sinh sau THCS trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả bước đầu, chuyển dần theo hướng phù hợp với phát triển năng lực, sở trường của cá nhân gắn với phục vụ nhu cầu lao động của xã hội.
Thực tế hiện nay dù là tiếp tục theo học tại các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuẩn bị hành trang bước vào đời sống cộng đồng, ở các em đều xuất hiện những quan niệm sai lầm khi chọn nghề.
Phần lớn là do cha mẹ và bản thân học sinh chưa tự khám phá bản thân: trong mỗi người chúng ta, từng cá nhân đều có sở đoản, sở trường riêng, nó còn tiềm ẩn đến một giai đoạn nào đó mới bộc phát khả năng nổi trội về một lĩnh vực mà lúc trẻ mình chưa nhận thấy. Đặc biệt đối với đối tượng tốt nghiệp THCS, cũng cần thống nhất với nhau mỗi con người đều có tư chất không giống nhau, có hoàn cảnh kinh tế gia đình khác nhau và sở thích cũng khác nhau, không ai cũng phải học tốt nghiệp THPT rồi mới chọn một nghề nào đó để lập nghiệp.
Với đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS, xét về mặt năng lực, hoàn cảnh điều kiện kinh tế sở thích động cơ học tập có hơn 30% không đảm bảo kiến thức có thể theo học trọn vẹn chương trình giáo dục THPT, thường các em này dễ bỏ học giữa chừng làm ảnh hưởng đến hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, bỏ học rông chơi lêu lổng vô công rồi nghề, thâm nhiễm thói hư tật xấu của tệ nạn xã hội gây ra bao hậu quả khôn lường. Nên ngay từ đầu định hướng phân luồng cho học sinh tốt nghiệp THCS theo học nghề là phù hợp nhất. Sau khi tốt nghiệp các em vừa có nghề có thể lập nghiệp vừa có kiến thức văn hóa tương đương bậc THPT, lại đỡ mất khoản tiền đầu tư vô cùng lớn.
Việc phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS sẽ tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau THCS vào học các loại nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.
Nghĩa ĐồngTheo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.