Trường Cao đẳng nghề số I - Bộ Quốc Phòng: Đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp

Địa phương
11:42 AM 08/04/2023

Sáng ngày 8/4/2023, Trường Cao đẳng nghề số I - Bộ Quốc Phòng ( BQP) đã tổ chức hội nghị tuyển sinh kết nối nhà trường với doanh nghiệp năm 2023, đến dự hội nghị có lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh của nhà trường.

Trong những năm qua Trường Cao đẳng nghề số I - BQP luôn chú trọng đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp và tạo việc làm bền vững cho người lao động, sự liên kết này được kỳ vọng sẽ đem lại những bứt phá mới trong giáo dục nghề nghiệp, tuy nhiên trên thực tế, vẫn còn không ít vướng mắc cần tháo gỡ, mối gắn kết giữa các trường dạy nghề và doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ.  

Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Phạm Văn Hoà, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định: Với chủ trương xây dựng một trường dạy nghề chất lượng cao theo định hướng ứng dụng, Trường Cao đẳng nghề số I - BQP luôn luôn coi trọng hợp tác liên kết với các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, coi đây như là lợi thế của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho sinh viên. Nhà trường đã liên kết với một số doanh nghiệp trong việc tổ chức tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thực tập thực tế và phối hợp giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường Cao đẳng nghề số I – Bộ Quốc Phòng: Đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đại tá Phạm Văn Hoà, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề số I - BQP phát biểu tại hội nghị

Trường Cao đẳng nghề số I - BQP thường xuyên kết hợp với doanh nghiệp tổ chức các chương trình tuyển dụng, dịch vụ tư vấn việc làm cho sinh viên nhằm giúp sinh viên nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và tạo nhiều cơ hội việc làm cho cho sinh viên. Để trang bị thêm kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng sống và làm việc cho sinh viên, hàng năm nhà trường tổ chức một số khóa đào tạo kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết CV xin việc,…) cho sinh viên. Nhà trường không chỉ quan tâm đến sinh viên trong quá trình đào tạo mà còn quan tâm đến việc làm của sinh viên sau khi ra trường.

Hiện cả nước có gần 1905 cơ sở GDNN có 410 trường cao đẳng, 437 trường trung cấp, 1.058 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn, nhưng phần lớn, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẻ và không bền vững. Sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn hạn chế; chưa có cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia đào tạo.

Tuy nhiên, Đại tá Phạm Văn Hoà cũng phải thừa nhận rằng, hiện nay các chương trình hợp tác đào tạo với doanh nghiệp của nhà trường chưa đạt kết quả như mục đích kỳ vọng. Mặc dù cơ sở nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất trong quá trình hợp tác cùng doanh nghiệp, nhưng việc mở rộng chương trình đào tạo kép vẫn gặp nhiều trở ngại. 

Doanh nghiệp đòi hỏi năng lực làm việc thực tế của sinh viên thực tập, cũng như cần sự kết nối lâu dài từ các chương trình cụ thể. Trong khi đó, chương trình đào tạo hiện hành không cho phép nhà trường gửi sinh viên đi thực tập quá lâu. Nhiều yếu tố ràng buộc khác cũng khiến trường chưa thể triển khai đồng bộ việc đào tạo kép cho toàn bộ chương trình đào tạo...

Quang Hưng
Ý kiến của bạn
IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình IMF: Việt Nam thuộc nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình

Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đánh giá Việt Nam không còn là quốc gia thu nhập thấp đang phát triển (LIDC) và đưa vào nhóm thị trường mới nổi và nền kinh tế thu nhập trung bình (EMMIE).