Trường Chuyên biệt Bình Minh: Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng mở

Địa phương
10:59 AM 02/12/2022

Trường Chuyên biệt Bình Minh (thôn Đài Bi, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội), tiền thân là Trung tâm giáo dục trẻ em thiệt thòi huyện Đông Anh (Hà Nội), một trường chuyên biệt hỗ trợ học sinh là những người khuyết tật.

Trước đây, Trường Chuyên biệt Bình Minh chỉ là một trung tâm hoạt động hoàn toàn bằng ngân sách Nhà nước, từ sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm và các tổ chức trong và ngoài nước. Trường hoạt động với mục tiêu chăm sóc, áp dụng phương pháp giáo dục đặc biệt và đào tạo trẻ khuyết tật có trình độ học vấn tương đương bậc tiểu học, để khi ra trường trẻ có thể sống tự tin, tự lập, hòa nhập trong cộng đồng xã hội, phục hồi chức năng...

Từ năm 2017, Trường có nhiều hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án "Cải thiện môi trường giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật tại Hà Nội" của tổ chức Angels’Haven phối hợp với Trung tâm tư vấn và hỗ trợ hòa nhập người khuyết tật (ICC) triển khai, qua sự tài trợ của cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và sự hỗ kỹ thuật của Ban nghiên cứu giáo dục đặc biệt, viện khoa học giáo dục Việt Nam. Từ đó, Trường Chuyên biệt Bình Minh, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.  

photo-1669950126175

Lớp học tình thương dành cho những học sinh khuyết tật trí tuệ

Trường Chuyên biệt Bình Minh luôn chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động. 

Các chuyên gia của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã báo cáo kết quả đạt được của từng môn học đang áp dụng thí điểm tại nhà trường. Đó là môn Toán cho học sinh khuyết tật trí tuệ, môn ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ khiếm thính và môn kỹ năng sống. 

Qua các buổi hỗ trợ giáo viên dạy môn Toán cho học sinh khuyết tật trí tuệ, các chuyên gia nhận thấy học sinh học tập hiệu quả hơn với chương trình được thiết kế phù hợp. Giáo viên nhà trường cũng đã thiết kế chương trình chi tiết, thiết kế kế hoạch dạy học và thực hiện hiệu quả tiết học toán. Đồng thời, giáo viên có kỹ năng chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học và nhu cầu của học sinh khuyết tật trí tuệ. 

Môi trường giáo dục tại Trường Bình Minh được cải thiện rõ rệt nhờ sự quan tâm của Ban giám hiệu Nhà trường khi thường xuyên đôn đốc việc thực hiện nội quy trường lớp đối với giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, các giáo viên cần hoàn thiện hơn các phương pháp dạy học trong môi trường giáo dục chuyên biệt.

Do đó, Nhà trường đã áp dụng hoàn toàn chương trình và sách giáo khoa dành cho học sinh khuyết tật trí tuệ trong trường. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần được tạo điều kiện và chủ động hơn trong việc thiết kế đồ dùng dạy học. Các chuyên gia đề xuất, giáo viên và ban giám hiệu Nhà trường sẽ tham gia nhiều hơn vào các hội thảo, tham quan, học hỏi từ các cơ sở giáo dục cho học sinh khuyết tật trí tuệ khác. 

Đối với môn ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ khiếm thính, giáo viên khiếm thính cùng 2 chuyên gia của Viện KHGD Việt Nam đã tiến hành hỗ trợ cho các giáo viên tổ khiếm thính ngôn ngữ kí hiệu (NNKH) hàng tuần (2-3 buổi/tuần), từ đó khả năng giao tiếp và giảng dạy bằng NNKH của giáo viên tăng lên rõ rệt. Giáo viên được cung cấp chương trình tổng thể về giáo dục học sinh khiếm thính. 

Đối với một số môn học đặc thù như NNKH và Phát triển giao tiếp đã được áp dụng và triển khai chi tiết trong các tiết dạy của giáo viên. Cụ thể, giáo viên được tập huấn, được hỗ trợ phát triển chương trình chi tiết, được hướng dẫn soạn giáo án, tổ chức giờ học theo chương trình giáo dục chuyên biệt. Do đó, học sinh đã được học môn NNKH và Phát triển giao tiếp, mỗi môn 2 tiết/tuần.

photo-1669950130864

Đoàn đại biểu đã trao tặng các phần quà đầy ý nghĩa cho nhà trường và 108 bạn nhỏ khuyết tật đang theo học tại Trường Chuyên biệt Bình Minh.

Đối với môn kỹ năng sống, sau khi đánh giá khả năng và nhu cầu của nhóm học sinh khuyết tật trí tuệ, các chuyên gia nhận thấy, đa số các em thuộc dạng khuyết tật trí tuệ mức độ trung bình và nặng. Chính vì vậy, các học sinh khuyết tật khó có thể theo học được chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học, do đó, rất cần thí điểm áp dụng chương trình chuyên biệt dành cho học sinh khuyết tật trí tuệ tại Trường Chuyên biệt Bình Minh. Chương trình này đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành sử dụng trên toàn quốc theo Quyết định số 5715/QĐ-BGDĐT.

Đến nay, những bức tường cũ của trường đã được khoác trên mình chiếc áo mới đầy màu sắc, sinh động và ý nghĩa; phòng hỗ trợ giáo dục đặc biệt tại Trường Chuyên biệt Bình Minh đã được sử dụng để tiến hành các hoạt động giáo dục cho học sinh khuyết tật với đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ đặc thù và các đồ dùng dạy học trực quan, cùng sự hỗ trợ về tài liệu giảng dạy từ các chuyên gia Hàn Quốc và hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Chính những điều đó đã mang lại sự hào hứng, niềm vui cho các em khi tới lớp, tới trường để các em thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Đặc biệt, qua dự án "Cải thiện môi trường giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật tại Hà Nội", Trường Chuyên biệt Bình Minh đã chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; nhất là giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 

Trường Chuyên biệt Bình Minh đã đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Sau khi áp dụng dự án, Trường Chuyên biệt Bình Minh đã thực sự trưởng thành, thấy rõ qua sự thay đổi từng ngày: Cơ sở vật chất đầy đủ hơn, thuận lợi cho việc chăm sóc và giảng dạy, tạo môi trường sống an toàn và thân thiện, trình độ năng lực của giáo viên được nâng cao, tiếp cận với chương trình chuyên biệt và đưa vào chương trình giảng dạy phù hợp với học sinh khuyết tật… Nhất là khi trường có nhiều các hoạt động tổ chức cho trẻ khuyết tật để giúp các em vơi đi mặc cảm, tự ti và sớm hòa nhập cộng đồng. 

Chính vì vậy, Trường Chuyên biệt Bình Minh thật sự đã trở thành ngôi nhà thứ hai cho trẻ em khuyết tật huyện Đông Anh (Hà Nội), và trường cũng chính là "Cái nôi nuôi dưỡng nhân tài" khi đã phát huy những điểm mạnh của những học sinh khuyết tật để các em có định hướng chuẩn xác về khả năng của mình, sống chuẩn xác với đúng yêu cầu của xã hội văn minh.

Hoàng Vân
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.