Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo và quản trị đại học

Tiếp thị
03:20 PM 18/08/2022

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (UTM) đã xây dựng môi trường giáo dục tinh gọn, hiện đại, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để chuyển đổi số (CĐS) các hoạt động của nhà trường, đặc biệt trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị Đại học.

Chuyển đổi số là một phần tất yếu trong quá trình phát triển của giáo dục đại học, tạo ra cuộc cách mạng về hiệu quả giáo dục, văn hóa tổ chức. Không nằm ngoài xu thế đó, UTM xác định CĐS là động lực phát triển, hướng đi mới và đã triển khai CĐS trên các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản trị đại học.

PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Việc thực hiện CĐS giúp mở rộng đối tượng người học, gia tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng cách kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp; giảm chi phí nhưng tăng chất lượng đào tạo. Việc sử dụng mạng lưới kết nối trực tiếp/trực tuyến với doanh nghiệp/nhà tuyển dụng để đào tạo các kỹ năng, kiến thức cần thiết, giúp người học có thể làm việc được ngay sau khi tốt nghiệp".

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo và quản trị đại học - Ảnh 1.

Hệ thống Quản lý đào tạo của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị

Trong mấy năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhà trường đã tăng cường ứng dụng CNTT để duy trì tính liên tục và thích ứng của hoạt động đào tạo trong điều kiện mới. Đến nay phần lớn các môn học được biên soạn với nội dung có thể triển khai giảng dạy được cho cả trực tuyến và trực tiếp. Bên cạnh đó, nhà trường còn triển khai mô hình dạy học kết hợp; bước đầu xây dựng hệ thống học liệu mở với các bài giảng, bài tập, tài liệu có tính tương tác cao; ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo.

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo và quản trị đại học - Ảnh 2.

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tổ bảo vệ luận văn thạc sĩ theo hình thức trực tuyến.

PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn chia sẻ, tháng 7 vừa qua Thư viện số của trường đã chính thức đi vào hoạt động. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý thư viện nhằm góp phần cải thiện chất lượng phục vụ bạn đọc, nâng cao năng suất, thay thế cho quy trình nghiệp vụ, quản lý và khai thác thư viện thủ công truyền thống (vốn tồn tại nhiều hạn chế) đang ngày càng trở nên phổ biến. Việc xây dựng hệ thống thư viện có mức độ tự động hóa cao, quản lý được kho tài nguyên điện tử, tài nguyên số, tăng cường khả năng liên thông chia sẻ nguồn lực trở thành một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của hệ thống thư viện Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị.

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo và quản trị đại học - Ảnh 3.

Thư viện số của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị

Tại UTM , chuyển đổi số trong hoạt động dạy và học đã được triển khai từ khá sớm. Hiện nay từ Hệ thống quản lý đào tạo, Hệ thống kiếm tra đánh giá, Hệ thống quản lý điểm, Hệ thống quản lý học phí, việc xuất bản tài liệu, giáo trình, tạp chí khoa học… đều được số hóa. Đặc biệt UTM là một trong số ít các trường xây dựng và triển khai App phục vụ công tác vận hành, quản lý, cung cấp thông tin… Tất cả cán bộ, giảng viên và sinh viên đều cài đặt ứng dụng UTM Moblie. Cán bộ, giảng viên, sinh viên đều có thể cập nhật thông tin của nhà trường một cách thuận tiện. Sinh viên có thể dễ dàng tra cứu lịch học, lịch thi, điểm, tình trạng học phí và nhận các thông báo mới của nhà trường.

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đẩy mạnh chuyển đổi số trong đào tạo và quản trị đại học - Ảnh 4.

Ứng dụng UTM Mobile do Trường Đại học Công nghệ và Quản lý xây dựng và vận hành

Xác định chuyển đổi số là hướng đi mới trong công tác đào tạo, trong thời gian tới, UTM tiếp tục hoàn thiện công tác chuyển đổi số để đáp ứng được các tiêu chí, mức độ chuyển đổi số đối như: Chỉ số hạ tầng, nền tảng số và an toàn thông tin; chỉ số phát triển nhân lực số; chỉ số về nguồn lực; chỉ số xây dựng thể chế; chỉ số hoạt động quản trị số; chỉ số hoạt động dạy - học số và chỉ số hoạt động dịch vụ số học đường.

Châu Nguyên
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.