Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị: Đẩy mạnh hợp tác nhà trường - doanh nghiệp
Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là cầu nối quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, đồng thời là cách thức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào của doanh nghiệp. Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị hiện đang đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp, sinh viên được đào tạo sát với thực tế nghề nghiệp và có nhiều cơ hội tiếp cận doanh nghiệp tuyển dụng.
Nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại, là "chìa khóa" quyết định tốc độ, chất lượng phát triển nền kinh tế của các quốc gia.
Nhằm đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của thị trường lao động trong nền kinh tế số thì việc bắt tay hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp được xem là chìa khóa trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp và nhà trường cùng phối hợp để xây dựng, cập nhật các chương trình học mới, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đưa sinh viên đến các doanh nghiệp thực tập… Sự liên kết chặt chẽ này giúp công tác đào tạo nhân lực phát triển theo hướng sát với thực tế sản xuất và nhu cầu của thị trường lao động.
PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị cho biết: "Trường là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực… người học tại trường có nhiều thời gian trải nghiệm thực tế từ nhà trường, doanh nghiệp. Người học được học tập thông qua thảo luận, phản biện, thuyết trình và nghiên cứu với các đầu bài từ thực tế doanh nghiệp, áp dụng lý thuyết được học vào những dự án phát triển sản phẩm, tham gia những chuyến thực địa, kiến tập, thực tập ngay tại các đơn vị thành viên cũng như các công ty, doanh nghiệp đối tác của nhà trường...".
Theo báo cáo (tháng 08/2022) của Ngân hàng Thế giới (WB) về chủ đề: Giáo dục để tăng trưởng, cơ quan này nhận định, để đổi mới mô hình kinh tế, Việt Nam cần nâng cao năng suất và củng cố nguồn nhân lực. Để trở thành nền kinh tế tri thức, Việt Nam cần đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực giáo dục sau phổ thông.
Việt Nam cần cải cách hệ thống giáo dục nhằm cải thiện về chất lượng và khả năng tiếp cận, để có thể cung cấp các kỹ năng cần thiết cho người dân. Đồng thời, WB khuyến nghị, các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp cần tham vấn nhau thường xuyên để các trường có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu kỹ năng thay đổi nhanh chóng, lồng ghép nội dung đào tạo khởi nghiệp vào các chương trình giáo dục chính quy cũng là cách để làm cho các chương trình đó gần gũi hơn với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, qua đó nâng cao năng lực để nuôi dưỡng thế hệ khởi nghiệp trẻ.
PGS.TS Nguyễn Xuân Sơn, chia sẻ thêm: "Hện nay, nhà trường đã có sự liên kết chặt chẽ và hợp tác với nhiều doanh nghiệp, viện trong nước và quốc tế trong hỗ trợ đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ. Sự "liên minh" chiến lược giữa nhà trường và doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích cho trường mà bản thân các doanh nghiệp và người học cũng có lợi…"
Châu NguyênBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.