TTCK đang đạt đến giai đoạn bùng nổ?
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/5, VN-Index tăng 35,05 điểm (2,84%) lên 1.268,43 điểm, HNX-Index tăng 8,95 điểm (2,93%) đạt 314,91 điểm, UPCoM-Index tăng 1,66 điểm (1,78%) lên 94,78 điểm.
Đà tăng mở rộng cộng hưởng với dòng tiền chuyển ngày 25/5 biến tích cực giúp VN-Index đóng cửa cao nhất phiên và ghi nhận mức tăng hơn 35 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 75 mã tăng trần, 664 mã tăng 724 mã đứng giá tham chiếu và 151 mã giảm cùng 10 mã giảm sàn.
Trải qua hành trình hơn hai thập kỷ, thị trường chứng khoán Việt Nam nay đã rất khác so với giai đoạn sơ khai cả về chất lẫn về lượng. Song, cung bậc cảm xúc của nhà đầu tư với các sắc màu chứng khoán vẫn mãi dạt dào như thế. Vui mừng, phấn khởi, chán nản cùng cực, muốn buông bỏ… đều từng trải nhưng tình yêu dành cho chứng khoán mãi còn đó.
"Sự tự tin mà một nhà đầu tư chỉ mới biết đến chiến thắng và sự tự tin của những người đã từng trải qua thất bại và hiểu được nó là rất khác biệt. Bởi vì bài học từ mất tiền luôn là bài học đắt đỏ nhất và vì thế nó cũng quý giá nhất. Nói cách khác giá trị của những bài học từ thất bại luôn nhiều hơn từ thành công. Nó giúp chúng ta mạnh mẽ vững vàng như Đá nhưng hành động uyển chuyển như Nước chứ không quá tự tin như những người kiếm được tiền quá dễ dàng" chia sẻ của các nhà đầu tư Fn.
Thị trường chứng khoán trong Quý 2/2022 đang đi về đâu
Diện mạo của thị trường chứng khoán Việt Nam đã thay đổi rất nhiều trong 2 năm vừa qua với điểm nổi bật nhất là thành phần tham gia. Gần 3 triệu tài khoản mở mới trong giai đoạn 2020 - tháng 4/2021, lớn hơn số tài khoản chứng khoán tích lũy trong gần 20 năm thị trường đi vào hoạt động. Với tỷ trọng 80 - 90% giá trị giao dịch toàn thị trường thì không ngoa khi nói chứng khoán lên là do nhà đầu tư cá nhân.
Nhưng cuộc vui phải có hồi kết. Từ đầu tháng 4/2022, VN-Index bắt đầu chuỗi giảm mạnh từ mức đỉnh 1,524 điểm (chốt phiên 04/04). Tới 16/05, chỉ số đã giảm 21%, chính thức vào thị trường con gấu.
Chứng khoán giảm khiến giới đầu tư đổ xô đi tìm nguyên do. Giới phân tích thì cho rằng biến động vĩ mô từ chính sách gấp rút thắt chặt tiền tệ của Fed, nguy cơ lạm phát và đứt gãy chuỗi cung ứng do xung đột Nga - Ukraine là nguyên nhân của đợt giảm này.
Cộng đồng nhà đầu tư cá nhân thì coi các động thái bắt bớ lãnh đạo doanh nghiệp để làm trong sạch thị trường là nguyên nhân. Gần đây, khi thị trường liên tục giảm mạnh, tự doanh của công ty chứng khoán và phái sinh cũng bị nêu tên.
Tuy giảm về vùng 1,200 điểm song so với năm 2007 thì chứng khoán nay đã khác. Vốn hóa thị trường từ con số 366 ngàn tỷ đồng (năm 2007) ban đầu tăng lên 7.2 triệu tỷ đồng (năm 2021). Thanh khoản từ con số vài trăm tỷ đồng nay đã đạt hàng chục ngàn tỷ đồng.
Chứng khoán đi lên nhưng cũng có nhiều điều tiêu cực. Các vụ thao túng giá trong 2 năm qua ở FLC, Louis… hay rất nhiều cổ phiếu nóng vẽ cây thông như những con sâu làm rầu nồi canh. Nhiều vụ việc thao túng giá trắng trợn xảy ra làm nhà đầu tư mất niềm tin và đã có không ít người quyết định "bỏ cuộc chơi".
Sẽ mất thời gian để nhà đầu tư nhộn nhịp gia nhập như 2 năm qua nhưng khi thị trường được lành mạnh hóa, nó sẽ trở nên tốt đẹp và người ta sẽ ở lại.
Về phía tổ chức thị trường, gần đây, cơ quan quản lý cũng đang rất quyết liệt thực hiện các chính sách giữ chân nhà đầu tư như công bố giao dịch tự doanh công ty chứng khoán, sửa giá đáo hạn HĐTL, chuẩn bị triển khai lô lẻ hay công bố thông tin cổ phiếu trần/sàn liên tiếp. Sắp tới, thị trường chứng khoán sẽ có một trạng thái bình thường rất mới.
Hy vọng đó sẽ là môi trường tốt để nhà đầu tư có thể gửi gắm tài sản và là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, nhất là khi Việt Nam đang quen với trạng thái bình thường mới kể từ khi thực hiện sống chung với dịch.
Trở lại sàn chứng khoán mấy phiên gần đây, 2 năm thăng hoa của chứng khoán đã khiến người ta quên đi rằng thị trường chứng khoán có hai màu xanh - đỏ, không thể lên mãi hay xuống mãi được. Lớp nhà đầu tư F0 "lớn lên trong thời bình" không có ký ức về những cú sụp đổ khủng khiếp bắt đầu cảm thấy mất niềm tin, hoảng loạn.
Nhưng có lẽ các nhà đầu tư nên bình tĩnh lại, chấp nhận sàng lọc, buông bỏ những lợi nhuận ngắn hạn nhưng đầy rủ ro (do 1 nhóm các nhà đầu tư/ công ty "làm giá") cổ phiếu đã được bơm thổi về giá. Và chỉ giữ lại những cổ phiếu có nội tại thực sự. Vì nếu chỉ mua bán theo đám đông, tin đồn hay vì FOMO (hiệu ứng tâm lý mà các nhà đầu tư thường sợ bỏ lỡ mất cơ hội.) thì chứng khoán chỉ là trò đỏ đen. Trong khi đó, giá trị nội tại của doanh nghiệp thì phải để thực tế chứng minh.
Bàn về cơ hội kinh doanh, PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp đầy tiềm năng trên sàn HNX.
PGT Holdings hoạt động chính trong lĩnh vực M&A. Dưới sự cầm quân của Ban quản trị cao cấp người Nhật bản ông Kakazu, phương châm của doanh nghiệp là kinh doanh bền vững không thể tách rời với trách nhiệm cộng đồng. Một xã hội văn minh và tiến bộ với đời sống dân cư ở mức tốt sẽ tạo nên sức mạnh hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Hiểu rõ điều này, trong những năm qua, Công ty Cổ phần PGT Holdings đã đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam tại địa phương với nhiều hành động thiết thực. Trong năm 2021, PGT Holdings như một đại diện điển hình cho những đóng góp vô cùng quý giá đó.
Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP. Hồ Chí Minh".
Dự án "Hỗ trợ Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí hỗ trợ cho cơ sở y tế và vận chuyển nhu yếu phẩm hàng ngày trong trường hợp khẩn cấp ở TP Hồ Chí Minh" được PGT góp công sức kêu gọi sự ủng hộ từ người dân Nhật Bản hỗ trợ công tác chống dịch cùng người dân Việt Nam ngay từ đầu dịch. Tuy là một dự án nhỏ nhưng lại mang một thông điệp vô cùng to lớn mà đó cũng chính là phương châm và triết lý trong kinh doanh của PGT Holdings "Giá trị bền vững của doanh nghiệp".
Khép lại phiên giao dịch ngày 25/5, mã PGT tăng điểm nhẹ ghi nhận dấu hiệu đầy tích cực cho các nhà đầu tư. Đóng cửa với giá 7,000 VNĐ cùng thanh khoản ghi nhận tăng so với phiên cuối thứ 3 (24/5/2022) như một điểm cộng để các nhà đầu tư giải ngân trong giai đoạn cuối tháng 5/2022.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT.
PGT tin rằng yếu tố kinh doanh cốt lõi M&A chính là lợi thế. Thông qua M&A, PGT có thể phát triển công ty nhanh hơn bằng cách cung cấp bí quyết và công nghệ mới dựa trên nền tảng của các công ty đang kinh doanh. Có thể tiết kiệm được thời gian cần thiết để phát triển doanh nghiệp của mình. Trong kinh doanh thì tốc độ là vô cùng quan trọng. Hiện nay, thị trường Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, tăng tốc phát triển kinh doanh thông qua M&A là một yếu tố tạo nên thành công để chiến thắng trong cạnh tranh và phát triển. Do đó, cổ phiếu PGT là một gợi ý và lợi chọn đầy tiềm năng để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân sinh lời.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.