TTCK “Hưởng ứng mạnh” khi lãi suất đã giảm

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 30/05/2023

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần ngày 29/5, VN-Index tăng 11,22 điểm (1,05%), đạt 1074,98 điểm; HNX-Index tăng 2,66 điểm (1,22%), đạt 220,31 điểm. Upcom tăng 0,56 điểm (0,69%) lên mức 81,13 điểm

Thanh khoản của các chỉ số duy trì ở mức cao và cải thiện đáng kể so với những phiên ngày 27/5. VN-Index đạt khối lượng giao dịch 844 triệu đơn vị, tương đương 13,7 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận thanh khoản đạt 131 triệu đơn vị, tương đương giá trị 1,8 ngàn tỷ đồng. Về giao dịch của khối ngoại, khối này mua ròng tổng cộng 125 tỷ đồng trên sàn HOSE. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 9,5 tỷ đồng.

photo-1685369129864

Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm loạt lãi suất điều hành áp dụng từ ngày 25/5/2023. Đây là lần thứ ba Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất điều hành để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế kể từ đầu năm 2023.

Thu hút vốn còn hạn chế

Theo các chuyên gia việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Sản xuất và tiêu dùng là hai lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, và hiện tại cả hai lĩnh vực đều đối mặt với sự suy giảm hoạt động. Do đó, người dân sẽ không có nhu cầu vay nợ để chi tiêu thêm và doanh nghiệp cũng không có ý định vay vay nợ để mở rộng hoạt động sản xuất.

Do đó, giảm lãi suất có thể không có nhiều tác động nếu không có sự tăng trưởng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.

Ngành sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì vậy, chúng ta có thể phải đợi sự hồi phục nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đó. Bên cạnh đó, khi ngành sản xuất hồi phục, nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam cũng phục hồi. Những tác động trên mới là điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023

Bên cạnh đó, gần đây Chính phủ đã can thiệp để hỗ trợ kích thích tiêu dùng nội địa thông qua các chính sách khác như Nghị định 12/2023/N-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và phí thuê đất trong năm 2023 và đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ.

"Những chính sách này sẽ giúp bù đắp cho sự suy giảm tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng và giải phóng dòng vốn. Cuối cùng, Chính phủ dự định đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2023, đây cũng là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023"

"Hiện tại, rủi ro của toàn nền kinh tế đang tăng lên. Do đó, các ngân hàng phải tăng cường rà soát rủi ro, thẩm định năng lực của doanh nghiệp trước khi giải ngân. Có rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp muốn vay với lãi suất thấp nhưng liệu có lọt qua được mạng lưới thẩm định của các ngân hàng?"

Cũng theo các chuyên gia, vì rủi ro cao nên việc hạ lãi suất có lẽ không hỗ trợ nhiều cho tăng trưởng tín dụng. Và cũng khó mà hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%. Nguyên lý hoạt động của ngành tài chính ngân hàng là rủi ro cao thì lợi nhuận phải cao (high risk – high return). Do đó, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng phải cho vay với lãi suất cao để bù trừ cho rủi ro. Rủi ro của nền kinh tế mà tăng thì các ngân hàng không thể nào hạ lãi suất thêm được.

Chứng khoán thận trọng trong ngắn hạn

Đối với thị trường chứng khoán, lãi suất điều hành và VN-Index thường có xu hướng ngược nhau. Khi Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành, thị trường chứng khoán Việt Nam thường có xu hướng đi lên sau đó và ngược lại, khi lãi suất điều hành tăng thì chứng khoán thường sụt giảm.

Nhìn chung, hầu hết các ngành đều có phản ứng tích cực trong ngắn hạn và trung hạn đối với tin tức này. Trong đó, Dịch vụ Tài chính và Viễn thông là hai nhóm có tăng trưởng tích cực nhất sau một tháng Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất điều hành.

Trong ngắn hạn sẽ khá khó dự báo. Nguyên nhân do: Các thông tin dự báo về việc hạ lãi suất đợt này đã lan khá rộng trên thị trường từ tuần trước nên khó tạo yếu tố quá bất ngờ.

Ngoài ra, nhiều biến số kinh tế Mỹ trong tuần này có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường như (1) đàm phán về trần nợ công vẫn chưa có nhiều tiến triển quá tích cực (2) FOMC họp trong tuần (3) PCE và số liệu việc làm Mỹ cũng sẽ ra trong tuần.

Đối với nền kinh tế, các quyết định sẽ mang đến cơ hội vốn cho các doanh nghiệp với chi phí thấp hơn (kỳ vọng), trong bối cảnh áp lực lãi vay và thanh toán của doanh nghiệp khá lớn; cùng với đó nhiều khu vực doanh nghiệp vẫn đang phụ thuộc/ trông chờ nguồn vốn tín dụng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Các chuyên gia lưu ý thêm các lãi suất điều hành theo Quyết định 950 là dành cho thị trường 2 (giữa các tổ chức tín dụng và NHNN). Việc tác động đủ mạnh tới nền kinh tế qua thị trường 1 sẽ chưa quá lớn nếu tính việc giảm lãi suất này là riêng lẻ, vì: Thứ nhất, hệ thống NHTM Việt Nam phụ thuộc nhiều vào cung tiền và room tín dụng nhiều hơn là lãi suất điều hành.

Thứ hai, khi nền kinh tế đang trong đà suy giảm thì khả năng hấp thụ vốn sẽ kém hơn. Thứ ba, khi rủi ro gia tăng thì các điều kiện tín dụng của các tổ chức tín dụng cũng tương đối khắt khe hơn.

Do đó, chính sách sẽ cần đồng bộ với việc tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và mở các điều kiện tín dụng (Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trong Công văn 439 gần đây) và kết hợp với việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục mua USD, tăng cung VND ra thị trường 1, đây cũng là biện pháp Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành.

photo-1685369131095

Khép lại phiên giao dịch ngày 29/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.