TTCK nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền giải quyết vấn đề lạm phát

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 18/07/2022

Chốt phiên giao dịch ngày 15/7/2022, VN-Index giảm 2,92 điểm xuống 1.179,25 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 604 triệu đơn vị, tương ứng hơn 13.166,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 215 mã tăng giá, 233 mã giảm giá và 68 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,35 điểm xuống 284,4 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 76 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.424,1 tỷ đồng. Toàn sàn có 90 mã tăng giá, 100 mã giảm giá và 56 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 0,13 điểm lên 87,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 66,1 triệu đơn vị, tương ứng hơn 668,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 238 mã tăng giá, 116 mã giảm giá và 88 mã đứng giá.

Khối ngoại bán ròng mạnh với 496,86 tỷ đồng trên HOSE, 8,98 tỷ đồng trên HNX và 29,05 tỷ đồng trên UPCOM.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá chung qua thời gian của các loại hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân. Và lạm phát hiện nay của Việt Nam là bao nhiêu?

6 tháng CPI tăng 2.44%, Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát

Bình quân 6 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2.44% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn mức tăng 1.47% của năm 2021), đây là thành công trong kiểm soát lạm phát của Việt Nam trước bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát gia tăng ở hầu khắp các quốc gia.

Cụ thể là lạm phát tại nhiều nước đã đạt mức kỷ lục trong tháng 5/2022, lạm phát của Mỹ tăng 8.6% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 1981, lạm phát của khu vực đồng Euro tăng 8.1%, gấp 4 lần lạm phát mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Tại Châu Á, bình quân 5 tháng đầu năm nay, lạm phát của Thái Lan tăng 5.2%; Hàn Quốc tăng 4.3%; Indonesia tăng 2.8%; Malaysia tăng 2.4% tương đương với Việt Nam; Nhật Bản và Trung Quốc cùng tăng 1.5%.

Vì sao lạm phát của Việt Nam không tăng cao như nhiều nước

Lạm phát của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay không tăng cao như một số quốc gia khác trên thế giới chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, đồng thời cơ cấu chi tiêu dùng của hộ gia đình cũng không đồng nhất.

Mỹ và châu Âu chi tiêu dùng cho các nhóm nhà ở, điện, nước, khí đốt, giao thông, văn hóa, giải trí chiếm tỷ trọng lớn trong khi Việt Nam chủ yếu chi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm (chiếm tỷ trọng 27.68%).

Về cơ bản, các nguyên nhân khiến lạm phát của Việt Nam thấp hơn các nước phương Tây cũng tương tự như các chuyên gia đã lý giải vì sao nhiều nền kinh tế châu Á vẫn nằm ngoài bão lạm phát.

Theo đó, các nhà hoạch định chính sách chỉ ra rằng giá cả tăng là hiện tượng toàn cầu. Chi phí nhiên liệu, phân bón, ngũ cốc và nhiều mặt hàng khác đang tăng ở khắp nơi sau khi khủng hoảng Ukraina nổ ra. Tuy nhiên không phải ở đâu lạm phát cũng giống nhau.

Các nền kinh tế Đông Nam Á có lạm phát thấp hơn 4% chủ yếu do: Thứ nhất là giá thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm trước sau khi dịch tả lợn Châu Phi được kiểm soát.

Thứ hai là nhiều nơi ở Châu Á chuyển sang sống chung với dịch chậm và miễn cưỡng hơn so với phương Tây. Nhiều nước việc đi lại và di chuyển chỉ thực sự trở lại bình thường từ tháng 4 và tháng 5 năm 2022.

Thứ ba là người dân Đông Á không giống như các khu vực khác trên thế giới, họ ăn nhiều gạo hơn lúa mỳ trong khi đó giá gạo tăng thấp hơn giá lúa mỳ. Bên cạnh đó, một số quốc gia ở châu Á ban hành các chính sách cấm xuất khẩu một số mặt hàng để đảm bảo nguồn cung ổn định giá trong nước.

Việt Nam là quốc gia có nguồn cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm dồi đào, bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân còn xuất khẩu ra thế giới nên giá cả khá ổn định.

Giá các mặt hàng thực phẩm 6 tháng đầu năm giảm 0.4% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,08 điểm phần trăm, trong đó giá thịt heo giảm 20.12%; giá nội tạng động vật giảm 9.52%; giá thịt chế biến giảm 3.89%.

Giá thịt heo giảm sâu chủ yếu do Việt Nam đã kiểm soát được dịch tả heo châu Phi nên chủ động trong phòng ngừa dịch khiến nguồn cung đảm bảo, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao làm cho các hộ chăn nuôi phải bán sớm cắt lỗ.

Bên cạnh đó, giá dịch vụ giáo dục giảm 3.56% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn giảm học phí từ học kỳ I năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, làm CPI chung giảm 0.19 điểm phần trăm.

Đặc biệt, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát gia tăng, trong thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp, giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 01/01 đến hết 31/12/2022; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí trong 6 tháng đầu năm 2022.

Đồng thời, công tác điều hành giá xăng dầu theo sát diễn biến giá thế giới, nguồn cung xăng dầu được chỉ đạo khắc phục kịp thời. Các địa phương tăng cường quản lý giá trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình bình ổn giá.

Nhờ vậy mà chúng ta đã kiểm soát được lạm phát 6 tháng đầu năm ở mức 2.44%.

Áp lực lạm phát những tháng cuối năm 2022 rất lớn

Tổng cục Thống kê nhận định áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm là rất lớn. Một số yếu tố có thể khiến CPI tăng cao trong các tháng cuối năm như sau:

Giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao mà Việt Nam là nước phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát toàn nền kinh tế.

Đặc biệt là giá xăng dầu có nhiều biến động sẽ tác động đến mặt bằng giá nhiều hàng hóa quan trọng như xăng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, vận tải.

Hiện nay giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore chiếm khoảng 70% giá cơ sở đối với xăng và khoảng 80% giá cơ sở đối với dầu cho nên việc giá thế giới tăng cao có tác động rất mạnh tới giá trong nước. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê thì giá xăng dầu cứ tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0.36 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, giá lương thực, thực phẩm có khả năng tăng trong các tháng cuối năm, nhất là khi dịch đã được kiểm soát và nhu cầu tiêu dùng của người dân đang trở lại như thời gian trước khi đại dịch diễn ra.

Việt Nam có lợi thế là chủ động được về nguồn lương thực, thực phẩm ở trong nước, tuy nhiên sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng khi thế giới đang có nguy cơ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Mà nhóm hàng lương thực, thực phẩm có quyền số khá cao, gần 28% trong rổ hàng hóa tính CPI, do đó biến động giá của nhóm hàng này sẽ có tác động mạnh tới lạm phát của nền kinh tế.

Đặc biệt, trong đó nhóm hàng thịt heo đang có xu hướng tăng giá trở lại, chỉ số giá nhóm thịt heo tháng 6/2022 tăng 0.87% so với tháng trước và kéo theo giá các hàng hóa chế biến từ thịt lợn cũng tăng theo.

Kinh tế trong nước đang trong giai đoạn phục hồi rõ nét và cùng với các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ còn phục hồi mạnh mẽ hơn trong 6 tháng cuối năm, khi đó cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân sẽ tăng mạnh, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao như các hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí, ăn uống ngoài gia đình, từ đó đẩy giá cả hàng hóa và dịch vụ lên cao và tạo áp lực lên lạm phát.

Chính vì vậy, Tổng cục Thống kê đánh giá việc đạt được 4% theo mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra trong năm nay là một thách thức rất lớn

TTCK nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền giải quyết vấn đề lạm phát

Thị trường chứng khoán luôn đi trước các diễn biến kinh tế và có thể đang phản ánh những lo lắng về lạm phát và rủi ro thắt chặt tiền tệ ở mức độ cao nhất.

Nhìn vào thị trường trong nước, các chuyên gia nhận định tiếp tục lạc quan với kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cùng với đà phục hồi kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có nền so sánh thấp trong giai đoạn ảnh hưởng COVID nặng nề trong Q2 và Q3/2021. Tính tới những ảnh hưởng tiêu cực từ suy giảm tăng trưởng toàn cầu, áp lực tăng lãi suất, tỷ giá VND trong những tháng tới, khả năng các doanh nghiệp trong VN-Index sẽ duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận trên 20% cho năm 2022.

Định giá P/E của thị trường hiện tại là 13.8 và sẽ là 12.5 nếu tính tới cuối năm. Và đợt suy giảm này của thị trường đã mang tới một cơ hội đầu tư với mức định giá rẻ hơn 95% thời gian tính trong 5 năm trở lại đây.

Việt Nam cũng là thị trường hiếm hoi nhận được dòng tiền nước ngoài mua ròng mạnh mẽ trong hai tháng qua, ngược chiều với áp lực rút vốn khỏi nhiều thị trường khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ. Những nền tảng vĩ mô vững chắc và triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam là khác biệt và những chính sách giúp thị trường minh bạch hơn chính là điều kiện cần cho thị trường vốn phát triển hiệu quả, hấp dẫn các dòng vốn lớn tiếp tục tìm đến.

Trong đó, mã PGT của công ty cổ phần PGT Holdings trên sàn HNX là một cơ hội giải ngân sinh lời đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

PGT Holdings (HNX: PGT) là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.

Nhìn lại về hồ sơ doanh nghiệp của PGT Holdings

PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Đặc biệt trong cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2022, PGT Holdinsg nhấn mạnh về giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp hiện nay.

Tổng Giám đốc PGT Holdings ông Kakazu Shogo giải đáp thắc mắc của cổ đông về việc giá cổ phiếu PGT tăng mạnh nhưng hiện tại đã hạ thấp và triển vọng của cổ phiếu trong thời gian tới: "Năm 2021, tuy chịu tác động lớn của dịch COVID-19 nhưng Công ty vẫn có thể khắc phục được các khoản lỗ, xóa bỏ các yếu tố hạn chế của Công ty con và thu được lợi nhuận, qua đó giá cổ phiếu PGT tăng cao, đạt mức cao nhất kể từ khi PGT niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đến nay, tôi rất lấy làm tiếc khi giá cổ phiếu không còn như năm trước do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thị trường chung. Dù vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá sẽ tốt hơn, hồi sinh sau đợt giảm mạnh, do đó PGT vẫn có kế hoạch tăng giá trị thực chất của cổ phiếu PGT thông qua tăng hiệu quả hoạt động của các công ty con, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu".

Chia sẻ thêm về góc nhìn dài hạn của TTCK đặc biệt là mã PGT, CEO PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ:

"Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam".

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. "Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Trong dài hạn, việc kinh doanh của PGT Holdings đang có nhiều tín hiệu tích cực cùng những đối tác uy tín trên toàn cầu như Nhật bản, Mỹ…

photo-1658063314411

Thống kê giao dịch của mã PGT.

Chia sẻ thêm về giá cố phiếu của PGT hiện này, đóng cửa giao dịch ngày 15/7/2022, cổ phiếu PGT đang giao dịch trong khoảng giá 5,200 – 10,000 VNĐ. Nhận xét khách quan về mã PGT nói riêng và cổ phiếu nói chung, các chuyên gia cho rằng: "Xét cơ hội cho thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn bởi thị trường đã giảm quá sâu, nhiều cổ phiếu đã thấp ngang, các nhà đầu tư không nên có tâm trạng lo lắng và bất an.

Thời điểm kinh tế vĩ mô có biến cố, thị trường chứng khoán trầm lắng chính là cơ hội cho nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn. Trong dài hạn, chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt nhất và sớm phục hồi nhất khi kinh tế hồi phục. Các mã chứng khoán đang thực sự hấp dẫn, đây là cơ hội để tích lũy tài sản chứng khoán hợp lý."

Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn