TTCK tháng 4: Nhà đầu tư có nên lướt sóng kiếm lời?
Kết phiên giao dịch ngày 11/4/2023, VN-Index tăng 4,11 điểm (0,39%) lên 1,069.46; HNX-Index tăng 0,34 điểm (0,08%) lên mức 212,34, UPCoM tăng 0,82 điểm (1,05%) lên mức 78,81 điểm. Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt mức 13,906 tỷ đồng tương ứng với 856 triệu cổ phiếu.
Theo thống kê trong lịch sử, thị trường chứng khoán Việt Nam thường sẽ tăng điểm trong tháng 04 với xác suất lên 55%. Nhà đầu tư có thể tập trung vào các chiến lược ngắn hạn.
Theo đánh giá GDP quý 1 chỉ tăng 3,32% do sự sụt giảm trong lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng. Trong đó, lĩnh vực Công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0.37%, đây là lần đầu tiên tăng trưởng âm kể từ Q3/2021, giai đoạn giãn cách xã hội.
Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng rõ rệt hơn từ sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng, hàng hóa từ các nước phát triển, các đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong ngắn hạn khó có thể kỳ vọng nhu cầu hồi phục từ các thị trường này.
Điểm tích cực nhất trong Q1/2023 đến từ nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn tăng trưởng mạnh mẽ 14% so với Q1/2022, cao hơn mức trước dịch, và lượng khách du lịch quốc tế tăng gấp 29,7 lần so với cùng kỳ. Lạm phát tháng 3 đã có dấu hiệu chậm lại so với hai tháng trước, khẳng định rõ hơn quan điểm về khả năng lạm phát sẽ hạ nhiệt từ quý 2.
Dòng vốn FDI đăng ký mới vẫn chưa có tín hiệu tích cực rõ ràng hơn trong ngắn hạn, tuy nhiên vốn giải ngân vẫn duy trì tốt và chúng tôi vẫn giữ quan điểm tích cực về dòng vốn FDI trong trung và dài hạn. Hoạt động xuất nhập khẩu khá cầm chừng trước nhu cầu suy yếu từ các đối tác chính, nhưng cán cân thương mại duy trì xuất siêu là yếu tố hỗ trợ cho vấn đề tỷ giá.
Mặc dù mức tăng trưởng GDP quý 1 không mấy khả quan, các chuyên gia cho rằng mức tăng trưởng GDP cả năm 2023 vẫn ở mức khoảng 6%, đã điều chỉnh giảm so với dự báo 6,6% đưa ra vào cuối 2022 do mức tăng trưởng yếu trong quý 1, và duy trì quan điểm đà tăng trưởng phần lớn đến từ hoạt động đầu tư công và sự hồi phục của lĩnh vực dịch vụ, du lịch. Động lực tăng trưởng từ hoạt động xuất nhập khẩu, vốn FDI sẽ rõ ràng hơn vào nửa cuối năm 2023 khi các nước phát triển giảm dần các chính sách thắt chặt kinh tế.
Đối với thị trường chứng khoán, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 1,064.64 điểm tăng 3,9% so với tháng trước (Tháng 2/2023). Đồng thời, quy mô khối lượng giao dịch tăng nhẹ 2% cho thấy dòng tiền có dấu hiệu cải thiện, nhưng mức tăng vẫn còn thấp. Ngoài ra, đồ thị giá của chỉ số VN-Index vẫn giao dịch dưới đường trung bình 50 tháng.
Theo mô hình giá, chỉ số VN-Index vẫn đang trong giai đoạn sóng điều chỉnh và xu hướng dài hạn chưa rõ ràng cho nên chỉ số VN-Index có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại trong tháng 04. Rủi ro dài hạn có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng xu hướng dài hạn vẫn duy trì ở mức giảm.
Theo thống kê trong lịch sử, thị trường chứng khoán Việt Nam thường sẽ tăng điểm trong tháng 04 với xác suất lên 55%. Xác suất tăng điểm trong tháng 4 tại thị trường chứng khoán Mỹ cũng ở mức rất cao cho nên kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tăng trong tháng 4 với vùng kháng cự 1095 – 1100 điểm.
Xu thế chứng khoán tuần 10/4-14/4: Cần thêm vài phiên tích lũy trước khi bứt phá
Với diễn biến tích cực trở lại trong phiên cuối tuần trước (Từ 3/4 -7/4), VN-Index trong tuần này sẽ có nhịp kiểm tra lại ngưỡng kháng cự mạnh là đỉnh hồi phục quanh vùng 1.085 – 1.095 điểm.
Xu hướng tăng giá ngắn hạn vẫn dự báo tiếp tục được duy trì nhưng chỉ số sẽ khó vượt ngay được vùng kháng cự ngắn. Chỉ số dự báo sẽ cần thêm vài phiên tích lũy ở vùng giá cao trước khi tiếp tục tăng điểm. Các nhà đầu tư có thể tận dụng cơ hội tại các nhịp rung lắc mạnh nhiều khả năng sẽ diễn ra trong những phiên tới để cân nhắc giải ngân mua vào cổ phiếu. Khi tín hiệu mua chủ động gia tăng trở lại tại các vùng hỗ trợ.
Các chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư dài hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp cho đến khi xu hướng dài hạn rõ ràng hơn và chuyển sang xu hướng tăng dài hạn.
Đồng thời, các nhà đầu tư có thể tập trung vào các chiến lược ngắn hạn, trong đó nhóm đầu tư công (xây dựng hạ tầng và VLXD), dịch vụ hàng không và ngân hàng…có thể sẽ là những nhóm cổ phiếu phù hợp cho chiến lược ngắn hạn.
Chia sẻ về góc nhìn đầu tư, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo bày tỏ
"Nhà đầu tư vẫn nên duy trì sự thận trọng cao trong giao dịch. Vì rủi ro thị trường vẫn đang ở mức cao. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi ở mức giá cao, hạn chế sử dụng đòn bẩy và duy trì tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải. Đối với những nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể tận dụng những phiên tăng điểm để hạ dần tỷ trọng cổ phiếu, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu đầu cơ, có hệ số beta cao (hệ số đo lường biến động của cổ phiếu so với thị trường).
Đặc biệt các doanh nghiệp đưa ra được chiến lược mới, đi ngược lại thị trường chung và dành được thị phần. Nguồn gốc của tăng trưởng lợi nhuận, đến từ việc có tăng trưởng được khách hàng, hay doanh thu hay không, đấy mới là nguồn gốc bền vững của lợi nhuận."
Quy trở lại với thị trường chứng khoán, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 11/4/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,000 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings (HNX: PGT) tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.