TTCK Tháng 5/2022: Cổ phiếu cơ bản tiếp tục làm chủ thị trường
Sự vào cuộc khẩn trương của Chính phủ trong tháng 4/2022, bằng những hành động và thông điệp cụ thể, đã nhận được những tín hiệu phản hồi tích cực của thị trường, nhà đầu tư, doanh nghiệp và đang bước đầu có hiệu quả.
Thị trường chứng khoán tháng 5/2022, được kỳ vọng sẽ phục hồi đáng kể. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp M&A (trong đó có PGT Holdings) còn bật mí những dự án đầy tiềm năng tới các nhà đầu tư trong quý 2/2022.
Kết phiên 6/5, VN-Index giảm 31,42 điểm (-2,31%) xuống 1.329,26 điểm với 59 mã tăng, trong khi có tới 394 mã giảm (46 mã giảm sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 564 triệu đơn vị, tổng giá trị giao dịch đạt 17.001 tỷ đồng, tăng 6,21% về lượng và 10,68% về giá trị so với phiên trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 53,4 triệu đơn vị, giá trị 2.208,9 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 15,29 điểm (-4,26%), xuống 343,46 điểm với 38 mã tăng (6 mã trần), 195 mã giảm (14 mã sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 61,7 triệu đơn vị, tổng giá trị đạt xấp xỉ 1.437 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp thêm gần 1,83 triệu đơn vị, giá trị 63,63 tỷ đồng.
Nhìn lại tháng Tư "chứng khoán đỏ lửa"
Tháng Tư giông bão, Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm khá mạnh trong tháng Tư, VN-Index rơi 8.4%. Trước khi hồi phục vào 3 phiên cuối tháng Tư, chứng khoán Việt đã mất 20%, điều này khiến nhà đầu tư vô cùng lo lắng và buồn bã. Với nhiều cổ phiếu, mức giảm giá thậm chí còn ở mức cao hơn, 40-50%. Với các nhà đầu tư lâu năm trên thị trường, họ cũng đã trải qua nhiều tháng Tư như vậy, vài năm lại có một lần (kiểu như 2008, 2011, 2014 hay 2018).
Với nhà đầu tư mới, các nhà đầu tư F0, hai năm vừa qua gần như không có một đợt nào điều chỉnh đủ dài, và tâm lý bán là thua mua là thắng có vẻ là tâm lý chủ đạo. Cho nên, tháng Tư màu đỏ khép lại cũng là lúc để nhìn lại những câu chuyện đã xảy ra trong thời gian qua, để xem có những kinh nghiệm nào có thể rút ra được cho thời gian tới.
Theo ông Kakazu Shogo, người cầm quân của PGT Holdings doanh nghiệp được ghi nhận ăn nên làm ra từ thị trường chứng khoán trong năm 2021 có chia sẻ những góc nhìn về thị trường trong tháng 4 và tháng 5/2022.
Đầu tiên, nhìn về mặt vĩ mô thì kinh tế thế giới có vẻ đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn. Sau câu chuyện lạm phát cao chưa có hồi kết, thì những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế lại trở nên rõ ràng hơn. Fed muốn thắt chặt chính sách kinh tế nhanh hơn (tăng lãi suất 50bps, giảm quy mô bảng cân đối tài sản) nhưng rõ ràng là điều này là không đủ để kiểm soát được lạm phát, do chỉ có tác động về phía cầu. Việc GDP của Mỹ giảm trong quý 1 có thể là bất ngờ, và có lẽ sẽ bất ngờ hơn nếu đó không chỉ là do các yếu tố mang tính kỹ thuật, mà là sự bắt đầu của một xu hướng. Câu chuyện về đình lạm (stagflation) không chỉ còn mang tính lý thuyết, mà đã có những dấu hiệu trên thực tế.
Tại thị trường Việt Nam mở cửa lại nền kinh tế từ cuối năm 2021, muộn hơn các quốc gia khác, nên giai đoạn này chúng ta vẫn có sự hồi phục tích cực xét trên hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, từ tăng trưởng GDP đến xuất khẩu, FDI đều cải thiện rõ rệt so với quý 4/2021. Lạm phát cũng được duy trì ở mức thấp, 4 tháng đầu năm mới dừng ở mức trung bình 2.1% so với cùng kỳ, thấp hơn so với mục tiêu 4%. Kết quả kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp niêm yết nhìn chung vẫn ở chiều hướng tích cực.
Tuy nhiên, diễn biến khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn là việc Chính phủ có các biện pháp quyết liệt đối với các hành vi thao túng chứng khoán và có những bước đi nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản, đặc biệt đối với những sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất, phát hành trái phiếu doanh nghiệp,…
Nhìn chung những tác động tích cực của việc làm trong sạch hóa thị trường sẽ là ở trong trung và dài hạn, và là những bước chuẩn bị để thị trường chứng khoán có thể bước sang các giai đoạn phát triển mới, không chỉ về lượng, mà còn về chất, để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn minh bạch, công khai cao hơn… vốn là một đòi hỏi cấp thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với thị trường cổ phiếu, tác động tiêu cực trong ngắn hạn là khó tránh khỏi khi các nhà đầu tư trở nên cẩn trọng hơn, chú trọng vấn đề bảo toàn vốn và không muốn chấp nhận quá nhiều rủi ro (từ risk-on chuyển sang risk-off, chuyển từ việc đầu tư các tài sản có mức độ rủi ro cao, sang đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro thấp). Điều này cũng sẽ làm hạn chế việc phát triển của thị trường vốn. Thanh khoản thị trường cổ phiếu giảm đáng kể, một phần cũng do yếu tố đầu cơ giảm bớt.
Song hành cùng các yếu tố mang tính vĩ mô, thị trường tháng 4 có nhiều điểm nóng mang tính kỹ thuật.
Tháng 4 là tháng công bố báo cáo tài chính quý 1, và đây là dịp để các nhà đầu tư có thể xem xét hoạt động tư doanh của các công ty chứng khoán (về danh mục, mua gì, bán gì) và luôn dẫn đến rất nhiều mục tiêu. Tuy nhiên có thể thấy việc đơn thuần nhìn báo cáo tài chính để đưa ra các nhận xét chính xác là khó, và trên thực tế thì rất dễ gây ra hiểu lầm. Hoạt động tự doanh không chỉ bao gồm hoạt động giao dịch chứng khoán thuần túy để mang lại lợi nhuận, mà đối với các công ty chứng khoán lớn, lại bao gồm cả các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc cung cấp thanh khoản cho thị trường.
Thứ hai là nhà đầu tư nước ngoài. Trong những năm 2020-2021, nhóm nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng, cũng như giai đoạn đầu 2022, nhưng đến nay họ đã bắt đầu quay lại mua ròng, đặc biệt trong các phiên giảm điểm mạnh. Tuy có mức mua ròng trong thời gian gần đây nhưng tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đối với thị trường Việt Nam hiện nay ở mức thấp nên tính dẫn dắt cũng giảm nhiều và tác động không lớn (trong giai đoạn 2015-2019, tỷ trọng giao dịch của NĐTNN chiếm 15-20% giá trị giao dịch).
Thứ ba, theo quan sát của thị trường, thị trường giao dịch vào buổi chiều khá sôi nổi. Khá nhiều phiên giao dịch mà buổi sáng đìu hiu nhưng đến chiều thì đà giảm lại diễn ra mạnh. Đỉnh điểm của việc giảm điểm phiên ATC trong tháng 4 đến từ phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh ngày 21/4/2022, khi một lượng lớn lệnh bán được đặt vào những giây cuối cùng của giờ giao dịch và đẩy thị trường vào mức giảm điểm đầy bất ngờ do các nhà đầu tư còn lại không còn đủ thời gian để cân lệnh. Tất nhiên là, giao dịch vào phiên ATC để lấy giá đóng cửa là việc mà nhiều nhà đầu tư tổ chức hay thực hiện do các yêu cầu khác nhau trong quy định về giao dịch của họ, nhưng việc đặt lệnh vào đúng những giây cuối cùng sẽ tạo ra những ảnh hưởng không hay, làm mất đi nhiều ý nghĩa của việc tìm ra mức giá đóng cửa hợp lý.
Thứ tư, sản phẩm phái sinh như chứng quyền có bảo đảm (covered warrants) hay hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 là nguyên nhân của việc đẩy thị trường giảm điểm mạnh hơn mức bình thường. Thực chất, các sản phẩm phái sinh này thường sẽ giúp giảm các biến động mạnh của thị trường. Ví dụ như khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh hơn so với phái sinh, thì sẽ có hoạt động giao dịch chênh lệch giá (arbitrage), đơn giản là việc mua mạnh ở thị trường cơ sở và bán hợp đồng tương lai, và việc này bên cạnh thu được lợi nhuận từ việc chênh lệch giá giữa hai thị trường, nó cũng giúp làm chặn phần nào đà giảm điểm trên thị trường cơ sở.
Gần 1/4 cổ phiếu giao dịch dưới mệnh sau tháng 4
Theo dữ liệu tổng hợp, tính đến hết ngày 29/04, 3 sàn có 382 mã cổ phiếu dưới mệnh giá, chiếm lần 1/4 trên tổng số 1,616 mã cổ phiếu.
Điểm chung của các cổ phiếu này là vốn hóa thị trường (VHTT) nhỏ, hầu hết dưới 1,000 tỷ đồng. Chỉ 5 mã có vốn hóa trên 1,000 tỷ đồng, tính trên cả 3 sàn.
Mặc dù giao dịch dưới mệnh giá, nhiều cổ phiếu có chỉ số P/E quý 1/2022 rất cao - lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm lần - cho thấy giá các cổ phiếu này không rẻ. Ngoài ra, một số cổ phiếu có P/E âm.
Tại sàn HOSE và HNX tính đến hết ngày 29/04, số lượng cổ phiếu niêm yết dưới mệnh giá là 110 mã trên tổng số 757 mã trên 2 sàn HOSE và HNX.
Thanh khoản của các cổ phiếu này tạm ổn, với 90/110 mã có khối lượng giao dịch trung bình khớp lệnh trong 30 phiên gần nhất (KLGDTB) trên 20,000 cp/phiên.
Trong đó mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings cũng ghi nhận những sự thay đổi đáng kể.
Cổ phiếu PGT trong tháng 4/2022.
Tại phiên giao dịch ngày 1/4/2022, giá cổ phiếu PGT 10,100 VNĐ tới phiên 29/4/2022 giá PGT là 8,400 VNĐ. Theo nhận định của các chuyên gia chứng khoán, mức giảm điểm của PGT trong tháng 4 so với mức giảm của thị trường còn an toàn. Vì so với nhiều doanh nghiệp cùng ngành, mã PGT vẫn nằm trong vùng mua tích lũy cổ phiếu. Do đó, lần giảm điểm này như một đòn bẩy, trong nguy có cơ của cổ phiếu PGT.
Chia sẻ thêm về TTCK trong tháng 5/2022, thị trường sẽ tiếp tục giao dịch với diễn biến tích cực khi đang là giai đoạn cao điểm của mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I, cũng như những thông tin từ mùa đại hội cổ đông sẽ là động lực để một số cổ phiếu đã giảm sâu nhưng có tính cơ bản thu hút được dòng tiền vào bắt đáy. Các nhịp điều chỉnh trong phiên sẽ là cơ hội để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu cũng như cơ cấu lại danh mục".
Về dòng tiền, nhiều khả năng, dòng tiền trong tuần mới sẽ tiếp tục giao dịch sôi động ở nhóm cổ phiếu nhỏ trong bối cảnh nhà đầu tư còn nghi ngờ đợt phục hồi mang tính kỹ thuật của thị trường.
Chia sẻ thêm về những dự định trong quý 2/2022, ông Kakazu Shogo bật mí về thời gian tới PGT Holdings sẽ hợp tác về một đơn vị công nghệ, để đẩy mạnh chuyển đổi số cho doanh nghiệp.
Khép lại phiên giao dịch ngày 6/5/2022, PGT có khoảng giá giao dịch 7,800 – 10,000 VNĐ, và ghi nhận điểm cộng đáng kể có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
PGT Holdings tin rằng, những kế hoạch chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tự làm ăn có lãi và đem lại lợi nhuận bền vững cho các nhà đầu tư. Vì vậy mã PGT như một gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư giải ngân.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.