TTCK tháng 6/2022: Nhà đầu tư có nên đoán đáy chứng khoán?

Đầu tư và Tiếp thị
08:10 AM 16/06/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/6/2022, VN-Index giảm 16,38 điểm (1,33%) còn 1.213,93 điểm, HNX-Index giảm 6,83 điểm (2,35%) xuống 283,25 điểm, UPCoM-Index giảm 1,79 điểm (1,98%) về 88,83 điểm.

Thị trường đỏ lửa trong phiên giao dịch hôm nay và có thời điểm đánh mất mốc 1.200. Tuy nhiên thời điểm cuối phiên nhờ việc đẩy mạnh dòng tiền mua vào mà thị trường đã hồi được phần nào điểm số.

photo-1655338039603

Các chuyên gia nhận định thời điểm này, nhà đầu tư nên nhìn vào nội tại của doanh nghiệp thay vì quá chăm chú vào sự biến động của thị trường cũng như nền kinh tế thế giới.

Nhìn lại tuần trước, kết thúc tuần giao dịch 10/6/2022, VN-Index giảm 3,9 điểm xuống 1.284,08 điểm, HNX-Index giảm 4,04 điểm xuống 306,44 điểm.

Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 4% so với tuần trước đó, đạt 81.169 tỷ đồng, tương ứng khối lượng tăng 4,1% lên 2.914 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 17,5% so với tuần trước đó, đạt 12.050 tỷ đồng, tương ứng khối lượng tăng 12,8% lên 473 triệu cổ phiếu.

Trên nhiều diễn đàn, nhà đầu tư vẫn tranh luận xung quanh việc thị trường đã tạo đáy hay chưa? Đến lúc đầu tư trở lại được chưa?

Không quá lo lạm phát, trái phiếu doanh nghiệp

Các chuyên gia nhận định phân tích việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục phát đi tín hiệu sẽ siết chính sách tiền tệ bằng những lần tăng lãi suất cơ bản để kiểm soát lạm phát, sẽ ảnh hưởng đến các lớp tài sản của nhà đầu tư và thị trường tài chính.

Bức tranh kinh tế của Mỹ hiện tại, cùng với tình hình kiểm soát dịch ở Trung Quốc và cuộc xung đột Nga và Ukraine sẽ tác động nhất định tới kinh tế Việt Nam. Thông thường, lạm phát tăng mạnh không chỉ chứng khoán mà bất động sản cũng rất tiêu cực, nhưng ở Việt Nam, lạm phát lại đang được kiểm soát tốt ở mức khoảng 2,6% dù giá xăng dầu tăng cao, tác động từ tình hình địa chính trị quốc tế.

Một trong những vấn đề được thị trường quan tâm thời gian qua là việc siết trái phiếu doanh nghiệp (DN) sau những sự vụ trên thị trường, có thể tác động tới thị trường bất động sản, lan tỏa tới ngành ngân hàng. Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng con số 50 tỉ USD trái phiếu DN đã được phát hành có thể là khá lớn. Nhưng nếu phân tích kỹ sẽ thấy rủi ro đối với thị trường và hệ thống ngân hàng là thấp, không đáng lo.

"Ngay cả với lãi suất, trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng cao và nhanh hơn cả tốc độ tăng huy động vốn khiến áp lực tăng lãi suất nhiều hơn. Nhưng nếu nhìn mặt bằng chung lãi suất sẽ không điều chỉnh quá mạnh, chỉ khoảng 0,5-0,7 điểm % trong năm nay".

Các ngân hàng đang tận dụng sự tốt lên của nền kinh tế nên dù quy mô tăng trưởng tín dụng vài năm qua chỉ ở mức 13%-15% thì lợi nhuận nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng 20%-30%.

"Dù nợ xấu sau giai đoạn Covid-19 có thể tăng nhưng áp lực sẽ không quá lớn và các ngân hàng còn nhiều dư địa phát triển, với sự phân hóa mạnh. Do đó, để tham gia trở lại TTCK thời điểm này, cần nhìn nhiều hơn vào nền kinh tế, đồng thời nhìn vào DN và ngành nghề đó có triển vọng phát triển hay không".

Nên chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư

Theo các chuyên gia kinh tế việc phán đoán những xu hướng và chu kỳ vĩ mô là điều vô cùng khó, nhất là đoán đáy TTCK. Ngay cả với những quỹ đầu tư, định chế hàng đầu thế giới cũng có sự khác biệt. Nhiều quỹ đầu tư lớn cho rằng chu kỳ kinh tế của thế giới, nhất là Mỹ đang quá nóng và FED phải thắt chặt nhanh để "làm nguội" áp lực lạm phát nhưng họ cũng kỳ vọng quá trình làm nguội này không quá lớn.

Nhận định dòng tiền chảy vào chứng khoán vừa qua sụt giảm trong bối cảnh nhà nước hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh... Đặc biệt, khi lạm phát tăng cao, lãi suất trên thế giới tăng thì dòng tiền đầu cơ sẽ rút khỏi cổ phiếu ngành chứng khoán, bất động sản… đi vào một số nhóm ngành, như: tài chính, ngân hàng nhưng xét trên giá trị sổ sách thì nhóm này lại không còn rẻ. Hay các nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 như công nghệ, bán lẻ… thì mức định giá hiện tại chưa phải hấp dẫn nên dòng tiền vẫn đang dè dặt đứng ngoài thị trường.

Tại thời điểm tham gia thị trường tài chính, nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm và chiến lược đầu tư chưa hợp lý nên việc thua lỗ lớn là điều thường xảy ra. Để tránh việc thua lỗ này có thể đẩy nhà đầu tư vào những hoàn cảnh khó khăn thì giai đoạn ban đầu nhà đầu tư chỉ nên phân bổ một lượng tiền nhỏ vào thị trường. Sau khi hình thành được chiến lược đầu tư hiệu quả và tạo được lợi nhuận thì lúc đó nhà đầu tư mới nên nâng tỷ trọng tài sản đầu tư trên thị trường chứng khoán lên.

Mã PGT trên sàn HNX, cổ phiếu được phần lớn các nhà đầu tư xem xét và danh mục phân bổ tài sản mua vào để tích lũy trong giai đoạn hiện nay của thị trường.

Tháng 6 đã đi qua được 1/2 thời gian giao dịch, chia sẻ một cách công bằng và minh bạch, cổ phiếu của PGT cũng nằm trong diện mã bị giảm quá đà dưới sự tác động điều chỉnh của thị trường. Tại những phiên giao dịch đầu tháng 6, PGT giao dịch trong khoảng giá 6,900 - 10,000 VNĐ cho thấy sự giảm điểm của mã khiến nhiều nhà đầu tư giảm lượng giải ngân đi. Nhưng tuy nhiên trong giai đoạn khó khăn của thị trường phần lớn các mã giảm mạnh, PGT lại lùi về khoảng giá tốt của thị trường, cùng với đó là nền tảng lợi thế về M&A của doanh nghiệp PGT Holdings thu hút rót vốn của các nhà đầu tư. Sắp tới PGT sẽ công bố những kế hoạch hợp tác với các đối tác quốc tế, phần nào như những tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư.

Khép lại phiên giao dịch ngày 15/6, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,200 VNĐ.

Sắp tới ngày 17/6/2022, PGT Holdings tiến hành tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2022, doanh nghiệp sẽ báo cáo hoạt động của HĐQT về quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh. Điều đó như một tín hiệu đầy tích cực và vô cùng khả quan giúp các nhà đầu tư tìm hiểu về thông tin công bố minh bạch, chính xác từ doanh nghiệp này.

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn.

Thông tin doanh nghiệp

PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn