TTCK với nhiều mã cổ phiếu “rẻ”, dòng tiền liệu có vẫn hoài nghi?

Đầu tư và Tiếp thị
07:45 AM 23/06/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/6/2022, VN-Index giảm 3,2 điểm (0,27%) về 1.169,27 điểm, HNX-Index tăng 4,77 điểm (1,8%) lên 269,39 điểm, UPCoM-Index tăng 0,6 điểm (0,71%) đạt 85,63 điểm.

Theo quan sát, thị trường diễn biến vẫn bán mạnh, tuy nhiên mọt số mã cổ phiếu đầu tư công lại có mức tăng điểm khá tại phiên hôm nay.

photo-1655908664054

Dòng tiền vẫn hoài nghi

Trong tháng 4 và tháng 5/2022, thị trường trải qua nhiều phiên giảm điểm mạnh. Ngoài ra, tổng giá trị khớp lệnh tháng 5 đã giảm hơn 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoại trừ tháng 2/2021 là tháng Tết cổ truyền, thì đây là tháng có giá trị khớp lệnh thấp nhất trong 17 tháng qua trên sàn HoSE.

Các chuyên gia cho rằng dư nợ vay ký quỹ theo đó cũng đã giảm đáng kể. Điều này, ít nhất sẽ giúp thị trường tránh được những đợt giảm mạnh và sốc trong thời gian tới, thường gây ra bởi tình trạng bán.

Mặc dù áp lực bán đã giảm, song trước mắt, chưa thể kỳ vọng dòng tiền mạnh mẽ sẽ gia nhập thị trường. Lý do là bởi sau khi mùa đại hội đồng cổ đông kết thúc, thị trường gần như đi vào vùng trống thông tin cho đến khi các tin tức về kết quả lợi nhuận quý II của doanh nghiệp được công bố.

"Xét về mặt thông tin, ở thời điểm hiện tại, sự ảnh hưởng khá cân bằng giữa chiều thông tin tích cực và tiêu cực. Trong cán cân đó, nếu dòng tiền mới - đến từ các quỹ ETF (quỹ hoán đổi danh mục) - tham gia tích cực, sẽ là trợ lực rất lớn cho chỉ số cũng như diễn biến thị trường".

Về thông tin tiêu cực, TTCK Việt Nam vẫn đang đứng trước khá nhiều rủi ro vĩ mô từ bên ngoài, đặc biệt là liên quan đến chính sách tiền tệ thắt chặt trong bối cảnh diễn biến lạm phát toàn cầu khó lường, dẫn dắt bởi giá năng lượng và lương thực neo cao do chịu tác động của cuộc chiến Nga - Ukraina. Yếu tố này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới kỳ vọng lạm phát của Việt Nam, qua đó, trở thành lực cản lớn đối với đà tăng của thị trường trong bối cảnh dòng tiền ngày càng dè dặt. Trong khi đó, tâm lý đầu tư vẫn còn khá thận trọng.

Kỳ vọng được đặt vào các quỹ ETF như DCVFM VN Diamond hay Fubon FTSE, có thể duy trì được trạng thái hút ròng trong ngắn hạn nhờ các yếu tố nội tại TTCK Việt Nam vẫn đang hấp dẫn hơn tương đối so với một số nước trong khu vực. Hơn nữa, việc đồng Việt Nam (VND) đang mạnh hơn so với nhiều quốc gia như Thái Lan và Đài Loan cũng là một yếu tố tích cực hỗ trợ xu hướng hút ròng của các quỹ ETF tại các thị trường này.

Việc tận dụng dòng tiền từ các quỹ ETF có lẽ là lựa chọn không tệ trong ngắn hạn, theo góc nhìn của các chuyên gia. Nhà đầu tư theo đó có thể tích lũy các cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong danh mục các quỹ ETF.

"Cân nhắc đến các yếu tố thông tin, dòng tiền, hay định giá, có thể thấy thị trường đang ở thế cân bằng - yếu. Do vậy, chiến lược đầu tư có một chút phòng thủ và cho mục tiêu trung - dài hạn sẽ phù hợp hơn trong giai đoạn này. Theo đó, thay vì "full margin" như thời gian trước, nhà đầu tư nên giảm tỷ lệ đòn bẩy (hoặc với nhà đầu tư thận trọng thì có thể duy trì tỷ lệ cổ phiếu: tiền mặt ở mức 70:30), để dành sức mua chờ cơ hội ở những phiên điều chỉnh mạnh của thị trường. Đồng thời, việc giải ngân cần có sự kiên nhẫn, chờ cổ phiếu ưa thích về vùng giá tốt để mua vào, thay vì theo tâm lý "FOMO" như trước đây".

Thêm vào đó, TTCK Việt Nam vẫn còn gặp nhiều thách thức trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ, chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài, chính sách "Không Covid" của Trung Quốc gián tiếp tác động đến TTCK Việt Nam.

Trong nước, thị trường bất động sản dự kiến cũng sẽ cũng có những khó khăn nhất định trong thời gian tới do mặt bằng giá đã ở mức cao trong bối cảnh lãi suất đảo chiều. Thị trường bất động sản là nơi có dòng tiền lớn lưu chuyển, vì vậy "sức khỏe" của thị trường này sẽ có liên quan tới thị trường tài chính nói chung, trong đó có TTCK và các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên TTCK.

Trong bối cảnh đó, khối ngoại đã nâng đỡ cho thị trường hồi phục từ mức thấp. Tổng dòng vốn ETF trong 5 tháng đầu năm đạt giá trị bơm ròng 6.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các quỹ chủ động đảo chiều bơm ròng 272 tỷ đồng trong tháng 5. Tuy vậy, việc tỷ trọng giao dịch của khối ngoại đang có xu hướng quay lại mức cao do thu hẹp giao dịch từ khối nhà đầu tư cá nhân có thể khiến động lực hồi phục của thị trường suy yếu trong trường hợp dòng vốn từ khối ngoại đảo chiều.

Ngoài ra, một rủi ro khác là lạm phát dự kiến cũng chịu áp lực cao dần trong các quý tới.

Niềm hy vọng được đặt vào nửa cuối năm 2022 khi mức tăng trưởng của những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dự kiến sẽ ở mức tích cực so với cùng kỳ thấp năm ngoái. Cùng với đó, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh hơn. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng là một động lực cho tăng trưởng nếu sớm được triển khai đúng định hướng.

Biến động mạnh trên TTCK sẽ mang lại cơ hội ở các ngành hồi phục sau đại dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lạm phát tăng cao như Dầu khí, Cảng & Vận tải biển, Hóa chất, Tiêu dùng không thiết yếu, Công nghệ thông tin" các chuyên gia nhận định cho hay.

"Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy dài hạn cho nên dòng tiền sẽ vẫn ở mức thấp và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu, các nhà đầu tư nên chú ý vào xu hướng ở từng cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận".

Định giá rẻ nâng đỡ triển vọng dài hạn

Mặc dù trong ngắn hạn vẫn còn những hoài nghi về tương lai TTCK nhưng trong dài hạn, giới phân tích vẫn coi đây là cơ hội tuyệt vời để mua và tích trữ cổ phiếu.

Bày tỏ lạc quan với kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp cùng với đà phục hồi kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có nền so sánh thấp trong giai đoạn Covid-19 ảnh hưởng nặng nề (quý II và quý III/2021).

"Tính tới những ảnh hưởng tiêu cực từ suy giảm tăng trưởng toàn cầu, áp lực tăng lãi suất, tỷ giá VND trong những tháng tới, chúng tôi vẫn tin tưởng vào khả năng các doanh nghiệp trên HoSE sẽ duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận trên 20% cho năm 2022. Định giá P/E của thị trường hiện tại là 13,8 và sẽ là 12,5 theo dự báo tới cuối năm. Đợt suy giảm này của thị trường đã mang tới một cơ hội đầu tư với mức định giá rẻ hơn 95% các khoảng thời gian tính trong 5 năm trở lại đây".

"Từ góc độ so sánh lịch sử, mức định giá hiện tại của VN-Index vẫn hấp dẫn, là cơ hội để lựa chọn và tích lũy các cổ phiếu với mức định giá chiết khấu của các công ty có nền tảng cơ bản tốt và tiềm năng tăng trưởng dài hạn".

Còn nếu so sánh với các thị trường khác, TTCK Việt Nam có tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) gần 16%, cao hơn nhiều thị trường khác trong khu vực như Indonesia (13%), Malaysia (9,8%), Thái Lan (9,2%), Philippines (9%), tuy nhiên thấp hơn mức của MSCI các thị trường cận biên (17,3%).

Hơn nữa, với triển vọng hồi phục kinh tế và tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp (cả hai đều được dự báo sẽ tốt hơn các thị trường khác), Việt Nam có khả năng duy trì mức định giá tương đối hấp dẫn. Cụ thể, thị trường vẫn lạc quan về mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2022, với sự đồng thuận cho tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của VN-Index vào năm 2022 là 21% (theo thống kê của Bloomberg), cao hơn hầu hết các thị trường khác, ngoại trừ Philippines (25,9%).

Tăng trưởng lợi nhuận của một số ngành có thể cải thiện mạnh mẽ trong năm 2022, bao gồm Hàng công nghiệp và Dịch vụ (đóng góp lớn từ ACV), Bán lẻ và Bất động sản; trong khi đó, tăng trưởng của nhóm Dầu khí, Tiện ích và Công nghệ vẫn tương đối mạnh.

Mã cổ phiếu nào đang là lợi thế về giá cho các nhà đầu tư trong nửa cuối năm 2022.

Cổ phiếu PGT trên sàn HNX chính là một gợi ý đầy triển vọng cho các nhà đầu tư trong dài hạn. Sáng 17/06, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) đã thông qua những vấn đề quan trọng về định hướng kinh doanh và tăng vốn trong năm 2022.

Về nội tại của doanh nghiệp, sang năm 2022, PGT đặt mục tiêu đạt gần 31 tỷ đồng doanh thu và hơn 2 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt gấp 7.9 lần và 2.4 lần thực hiện năm 2021.

Cơ sở để PGT đặt mục tiêu kinh doanh có lãi đến từ 5 hoạt động chính: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tài chính vi mô của Công ty TNHH Tài chính Vi mô BMF; Tiến hành kinh doanh các lĩnh vực cho thuê lại lao động và giới thiệu lao động; Cung cấp các dịch vụ công nghệ số hóa, tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) và chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation); Lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp; Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

Đại hội cũng đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 2 triệu cp cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Giá chào bán dự kiến tối thiểu 10,000 đồng/cp.

Thời gian thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận. Số cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của PGT dự kiến tăng từ hơn 92 tỷ đồng lên hơn 112 tỷ đồng.

Khép lại phiên giao dịch ngày 22/6/2022, mã cổ phiếu PGT đóng cửa với mức giá 6,500 VNĐ.

Các chuyên gia nhận định, những bố cảnh hiện nay, thị trường vẫn tiếp tục điều chỉnh bất kì động thái nào về thông tin của doanh nghiệp cũng là cơ sở để các nhà đâu tư để ra quyết định giải ngân. Với mã PGT lợi thế về công bố thông tin hợp tác chính là một điểm cộng rất lớn.

Cụ thể, ngày 20/6/2022, Công ty Cổ phần PGT Holdings ký hợp tác với Công ty Cổ phần Cloud Circus cung cấp công cụ MA "BowNow" thị phần cung cấp số 1 Nhật Bản tại Việt Nam.

photo-1655908671309

Tính năng chính của "BowNow" là việc khách hàng (công ty người dùng) có thể bắt đầu ở mức tối thiểu bằng cách sử dụng danh sách khách hàng tiềm năng đang sở hữu, mà không cần tăng số lượng nhân sự hay sửa đổi trang web. Bằng cách phổ biến "BowNow", PGT Holdings sẽ hỗ trợ chuyển đổi kỹ thuật số kinh doanh và dịch vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Với những tầm nhìn chiến lược cùng những bước đi đầy vững chắc và kinh nghiệm hoạt động trong đa lĩnh vực trên toàn cầu, PGT Holdings sẽ giúp các nhà đầu tư/ doanh nghiệp Việt Nam mở ra những cơ hội mới tối ưu chi phí và khách hàng tiềm năng.

Điều đó như 1 tín hiệu tích cực để các nhà đầu tư tin rằng, với giá trị nội tại của doanh nghiệp cùng những kế hoạch dài hạn đầy tiềm năng trong dài hạn, mã PGT như 1 gợi ý để các nhà đầu tư tìm hiểu và giải ngân để tăng lợi nhuận.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

pv
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.