Từ 1/7/2022, áp dụng bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức
Nghị quyết 27-NQ/TW của Bộ Chính trị chủ trương áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp mới với cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021. Tuy nhiên do diễn biến dịch bệnh phức tạp, Bộ Chính trị đã tán thành lùi thời điểm cải cách tiền lương đến 1/7/2022.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018 của Bộ Chính trị, từ 2021 - 2025 sẽ áp dụng thống nhất chế độ tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên mọi nguồn lực đều dành cho chống dịch. Tại Hội nghị Trung ương XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tán thành việc lùi cải cách tiền lương từ năm 2021 theo tinh thần của Nghị quyết 27 đến 01/7/2022. Trong thời gian này, các cấp, ban, ngành chuẩn bị mọi nguồn lực để áp dụng bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2022.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27, cơ cấu tiền lương mới của công chức gồm:
- Khoảng 70% tổng quỹ lương là lương cơ bản.
- Khoảng 30% tổng quỹ lương là các khoản phụ cấp.
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm không bao gồm phụ cấp).
Hệ thống bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức dựa theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho bảng lương hiện nay đang cào bằng, tính theo công chức lương = hệ số x mức lương cơ sở.
Trong đó, sẽ xây dựng các bảng lương sau đây:
Bảng lương chức vụ: Áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức: Áp dụng cho công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức cũng bao gồm nhiều bậc lương.
Lực lượng vũ trang sẽ có 03 bảng lương:
Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Đáng chú ý, Nghị quyết 27 nêu rõ: Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị.
Từng bước cụ thể hoá tinh thần này, mới đây, tại Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 05/8/2021, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành được áp dụng cơ chế tài chính gắn với đặc thù tập trung rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung nhằm bãi bỏ nội dung liên quan đến chế độ chi bồi dưỡng, các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước gồm: Tiền bồi dưỡng họp; Tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, hội thảo…
Trong đó, phải xác định rõ thời gian hoàn thành để đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm với việc thực hiện chế độ tiền lương mới theo tinh thần của Nghị quyết số 27.
Huyền My (T/h)Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.