Từ 1/7, người vi phạm giao thông nộp phạt trực tuyến
Để nâng cao chất lượng phục vụ, việc nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến sẽ được mở rộng phạm vi thực hiện.
Hình minh họa.
Sáng 1/7, Văn phòng Chính phủ họp báo công bố bổ sung thêm năm dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG), trong đó việc nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được mở rộng trên toàn quốc.
Năm dịch vụ vừa được bổ sung gồm: (1) Dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; (2) đóng BHXH tự nguyện; (3) gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình; (4) cấp mới, đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp mức độ 4 (làm thủ tục, nộp phí và trả kết quả trực tuyến, người nhận có thể đến trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) và (5) nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Về việc nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, thời gian qua, số lượng người tra cứu để thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ tương đối lớn, khoảng hơn 16.000 lượt tra cứu, thực hiện.
Lực lượng cảnh sát giao thông đã cung cấp gần 11.000 dữ liệu về các trường hợp vi phạm hành chính để phục vụ tra cứu, nộp phạt trực tuyến, tuy nhiên, số lượng thực hiện nộp phạt trực tuyến thành công còn thấp.
Nguyên nhân chủ yếu do phạm vi thực hiện thí điểm còn hẹp (chỉ phạm vi xử lý của cấp Phòng trở lên của năm địa phương đối với xử phạt của Cảnh sát giao thông và các đơn vị thuộc Tổng cục đường bộ của Thanh tra giao thông). Cạnh đó, cơ sở hạ tầng của các đơn vị thực hiện dịch vụ còn hạn chế; tâm lý, thói quen của người dân còn e ngại khi thực hiện theo hình thức trực tuyến…
Để nâng cao chất lượng phục vụ, 1/7/2020, việc nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến sẽ được mở rộng phạm vi thực hiện. Cụ thể, thực hiện trên toàn quốc đối với thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông. Đồng thời thực hiện trên toàn quốc đối với thẩm quyền xử phạt của chỉ huy cấp Đội trở lên thuộc phòng Cảnh sát giao thông Công an các địa phương và các đơn vị trực thuộc Cục Cảnh sát giao thông.
Diệu NhiTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.